Phan-Thị-Thu-Hà 

Chí sĩ Phan Châu Trinh tên chữ là Tử Can, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, là một nhà cách mạng thủ xướng dân quyền và có đường lối tranh đấu giống Thánh Cam Địa ở An Độ, đồng thời cũng là người hăng hái cổ động Phong Trào Duy Tân. Ông sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ,tỉnh Quảng Nam, và lớn lên trong tình trạng đất nước bị xâm chiếm . Thân phụ là Cụ Phan Văn Bình, theo nghiệp võ, giữ chức Chuyển vận sứ Nghĩa đảng Cần Vương tại Quảng Nam. Thân mẫu là Cụ Lê thị Chung, con nhà vọng tộc ở làng Phú Lâm, thông chữ Hán.


Tiên sinh có tiếng hay chữ, nên người đương thời liệt chung với các ông Nguyễn đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn), Võ Vỹ ở An Phú (Thăng Bình) và Nguyễn Mậu Hoán ở Phú Cốc (Quế Sơn) thành Tứ kiệt của tỉnh Quảng Nam.

Năm 1900, thi đỗ cử nhân Hán học; tiếp đến năm sau (1901) đỗ Phó bảng .Thụ chức Thừa Biện Bộ Lễ từ năm 1903, chẳng bao lâu, vì có lòng ưu thời mẫn thế, không màng lợi danh, ông rũ áo từ quan. 

Vào năm 1905, tiên sinh cùng các bạn đồng chí Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi vào Nam để hô hào cho công cuộc cải tạo quốc gia. Đến Phan Thiết, tiên sinh nhuốm bịnh, đành bỏ dỡ cuộc Nam du. Sau đó, cũng trong năm ấy (1905), ông ra Bắc để xem xét tình hình. Vào dịp này, ông lên tận Yên Thế tìm gặp Hoàng Hoa Thám để bàn luận thời cuộc. 

Năm sau (1906) tiên sinh bí mật xuất dương và tìm gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu tại Nhật. Vì đường lối cứu quốc không giống nhau,tiên sinh lại trở về nước.Từ đây ,ông theo đuổi chủ trương bất bạo động, cùng anh em đồng chí tổ chức lập những hội công khai như Học hội, Thương hội v..v.. nhằm mục đích mở mang dân trí. Đồng thời ông gởi cho nhà cầm quyền Pháp một bức thư lời lẽ ôn hoà nhưng rắn rỏi, kể hết những tình tệ ở Việt Nam, trách người Pháp khi thị ngược đãi dân ta và thi hành một chính sách sai lạc, lại dung dưỡng bọn tham ô quan lại.

Năm 1907, tiên sinh ra diễn thuyết mấy lần tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Sau khi trường này bị đóng cửa, tiếp đến xẩy ra vụ kháng thuế ở Quảng Nam (tháng giêng 1908), ông bị Toà Nam án kết vào tội xúi giục dân nổi loạn để khép vào tội tử hình, nhưng sau nhờ có Hội Nhân quyền can thiệp nên được giảm án và bị đày ra Côn Đảo. 
Trong lúc Phan tiên sinh chịu án đày tại Côn Đảo, dư luận trong nước hết sức xôn xao. Hội Nhân quyền vẫn ráo riết vận động để trả lại tự do cho tiên sinh. Nhờ đó, vào năm 1910, tiên sinh rời khỏi ngục tù Côn Đảo nhưng bị đưa về biệt cư tại Mỹ Tho. 

Năm 1911, Phan Châu Trinh qua Pháp. Tại đây, tuy phải sống hết sức kham khổ, nhưng tiên sinh quyết tâm giữ vững chí hướng.Ông thường viết báo để đòi chính phủ Pháp thay đổi chính sách cai trị ở Đông Dương và diễn thuyết tại nhiều nơi để khích động lòng yêu nước của Việt kiều. 

Năm 1914, xẩy ra trận Đệ nhất Thế chiến, tiên sinh bị Pháp bắt giam vào ngục Santé, một năm sau mới được thả ra.Tại Ba Lê, ông làm nghề chụp hình để sinh sống.   

Năm 1922, vào dịp vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo quốctế. Phan tiên sinh gởi tới nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm chỉnh, lý luận xác đáng, trách cứ 7 điều : tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt, thích chuộng nghi lễ, xa xỉ quá độ, ăn mặc không phải lối, chơi bời vô độ và có điều ám muội trong việc bang giao với Pháp. 
Trở về nước vào năm 1925, tiên sinh lại hăng hái đi khắp nơi để diễn thuyết cốt ý hô hào dân chủ, cổ động việc mở mang dân trí cùng bãi bỏ những điều hủ bại, đồng thời lo vận động xin ân xá cho nhà cách mạng Phan Bội Châu. 

Công việc đang tiến hành thì tiên sinh bỗng lâm bịnh mà tạ thế, để lại một mối tiếc thương trong lòng mọi người dân Việt bấy giờ có ít nhiều quan hoài đến vận mệnh Đất nước. 
Nhà chí sĩ Phan Châu trinh mất tại Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 1926, thọ được 54 tuổi.

Tài Liệu Tham Khảo:
Nguyễn Huyền Anh : Việt nam danh nhân tự điển, Zieleks Co. 1981
Thế Nguyên : Phan Châu Trinh, Tân Việt, Sàigòn. 1950
Minh Viên H.T.Kháng : Thi từ Tùng Thoại , Nam Cường, Sàigòn. 1951
Nguyễn văn Xuân : Phong Trào Duy Tân, Lá bối, Sàigòn. 1970

 

Duongdoclap BDien Dn Xua 26 BaibienSonTra DN BenBachDang Dn Xua 12 BenBoBachDang DN BoTayBachDangNhinTuSong 4981 CauCamLe2 CauCamLe4 CauTrinhMinhThe DN CauTrinhMinhThevaCauNguyenHoang ChieuTrenSongHan DN ChoConDaNang ChoHan DN ChoHan NgaBaDongKhanh Dn Xua ChoHan NgaBaDongKhanh Dn Xua2 ChuyenCho Dn Xua 43 ConDuongDilenSonTra DN Det B Aron 16 Big DN Det B Aron 20 Big DONGTAN DaNangStoplightB DanNang1965 DuongDongKhanh Danang MyKhe Danang StreetB Danang ViewB DeoHaiVan DN DinhLngHaiChau 1950 Dn Xua 15 DongKhanh Chohan 2 DuongBACHdngPhiaChoHan 4979 DuongBDDoanCauChuT 4982 DuongBachDangTruocToaThiChinh 4983 DuongBachDang 4977 DuongDanLenNuiSonTr DN DuongHungVuong Dn Xua 6 GaPhu Dn Xua 21 GocPho DN Haivan Baibienlangco KhuNhaBenSongHan DN MhaHangTrenSongHan DN NgaBaBDPhamPhuThu 4978 NgaBaBDPhanDinhPhung 4980 NgaTu YenBai HungVuonhdn Xua 9 NhaThongTin Dn Xua 8 Quang 4 Quang 7 RapHatHoaBinh DN RapHatTrungVuong DN Redsvn Da Nang 1970R TrungTam DN TruongPCTXua01 TruongSaoMai DN USODanang XeDoDanangl XeDoPhiLong DN Cau Vong Duong Thong Nhat DN1R Cau Vong Duong Thongnhat DN3 CovienchamD Danangxua 14 1 Dn Xua 7 1 Dnxua 11 1 Dnxua 7 1 Dnxua 9 1 Oldgatedoclapstreetcopy Truonglyseeplpascal Truongtranphu Truongsaomaixua Truongtranphu Truongsaomaixua3 Truongtranphu Truongsaomaixua4