“Hãy cứu biển” ở Việt Nam

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

Đi xuyên Việt bằng xe máy chỉ để chụp… rác

Anh Nguyễn Việt Hùng – nhiếp ảnh gia của một trung tâm đào tạo nhiếp ảnh tại Hà Nội – đã bắt đầu hành trình xuyên Việt bằng xe máy dọc duyên hải Việt Nam chỉ để chụp ảnh về rác.

Rac 1

 Rac 31

Hành trình một tháng rưỡi chụp rác đầy gian nan của nhiếp ảnh gia yêu môi trường – Ảnh: VIỆT HÙNG

28 tỉnh, thành và hàng ngàn bức ảnh

Phượt xuyên Việt bằng xe máy khá bình thường với nhiều bạn trẻ nhưng tour biển của anh Hùng không phải để thu vào hình ảnh biển xanh cát trắng thơ mộng mà phản ánh những điều chưa đẹp của miền biển từ Nam chí Bắc: rác ngập tại bãi biển, lò đốt rác trên đảo, bãi phế liệu, cửa biển rác…

Bắt đầu hành trình từ ngày 28-8 đến tháng 12-2018, nhiếp ảnh gia sinh năm 1977 đã đi gần 7.000km, trong đó có 3.260km bờ biển dọc 28 tỉnh, thành của Việt Nam.

Hành trình của anh chia làm hai chặng: từ Hà Nội tới Ninh Bình, sau đó bám theo đường bờ biển vào đất mũi Cà Mau, Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia rồi quay lại TP.HCM gửi xe, tiếp tục đi máy bay trở ra Hà Nội.

Tôi nghĩ thay vì tuyên truyền những con số, những nghiên cứu thì hình ảnh đập vào mắt sẽ khiến người ta nhận ra vấn đề nhanh hơn, thôi thúc họ phải thay đổi. – Anh Nguyễn Việt Hùng

“Cách đây hai năm, tôi đọc được nhiều thông tin cảnh báo về rác thải nhựa, ấn tượng với con số thống kê Việt Nam đứng thứ tư thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển. Tôi quyết định làm điều gì đó bằng sở trường của mình để cảnh báo mọi người”.

Đó là lý do mà anh Nguyễn Việt Hùng – nhiếp ảnh gia của một trung tâm đào tạo nhiếp ảnh tại Hà Nội – bắt đầu hành trình xuyên Việt bằng xe máy dọc duyên hải Việt Nam chỉ để chụp ảnh về rác. 

Dễ sợ

Rac 8

Những bến thuyền với rác dập dềnh trong dòng nước đen ngòm; phía dưới nong cá đang phơi của ngư dân là một bãi rác; những đứa trẻ tắm trong rác hay chơi trên cây cầu bắc trên dòng kênh kín đặc rác, những bãi rác chất cao như núi…

Rac 3

Rác ở đảo Hòn Ngang, Nam Du, Kiên Giang – một hình ảnh đầy ám ảnh trong triển lãm Hãy cứu biển

Hơn 100 bức ảnh chụp rác qua hành trình dọc theo hơn 3.000km bờ biển, qua 28 tỉnh thành và hơn 100 cửa sông của Nguyễn Việt Hùng được giới thiệu tới công chúng từ tối 4-6 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Triển lãm ảnh về rác thải nhựa Hãy cứu biển (tên viết tắt tiếng Anh là S.O.S) của anh rõ ràng không nhằm đem đến cho người xem một câu chuyện đẹp đẽ, thú vị.

Hơn 100 bức ảnh đó chứa một câu chuyện chân thật đến run người cùng nỗi ám ảnh rùng rợn về rác đang diễn ra ở mọi ngõ ngách, từ làng quê đến thành phố, từ đồng lúa đến bãi biển…

Trong câu chuyện rác mà Lekima Hùng mang tới cho công chúng, có những bãi biển ngập đầy rác nhựa, những bến thuyền đen ngòm vì ô nhiễm.

Có những bãi rác quá tải trong nhà máy chế biến rác, rác bồi lên thành núi. Ở chỗ khác lại thấy rác lấp biển lấp kênh rạch, “tiêu diệt” cả những cánh rừng ngập mặn.

Có những người lớn “hồn nhiên” đổ rác xuống biển, có những bãi rác ngập ngụa bủa vây tấm biển cấm đổ rác. Lại có những đứa trẻ hồn nhiên vùng vẫy trong làn nước trộn đầy rác hay chơi đồ hàng cùng rác nhựa trên biển.

Có những con đường được gọi tên là đường cốc nhựa, đó là những con đường dọc bãi biển chất hàng dài cốc nhựa được thải ra từ những quán bán nước giải khát cho du khách.

Có những vịnh nước trở thành nghĩa địa của phao xốp và những cánh đồng lúa ngày càng lùi xa nhường chỗ cho rác.

Có chú Bảy Long ở Côn Đảo vẫn nở nụ cười lấp lánh, bỏ lại bãi rác khổng lồ phía sau, xua đi 12 năm cơ cực sống cùng rác để biến ký ức nhọc nhằn thành mờ ảo như chính núi rác biến thành dải màu đẹp phía sau lưng chú vì được làm nhòe mờ đi.

Có những cụ già nặng bước mưu sinh bằng một nghề mới trên các bãi biển đã thành bãi rác – nghề nhặt rác…

Mỗi bức ảnh lại là một câu chuyện đầy ảm ảnh về rác.

Rac 4

Hình ảnh này cho thấy một hình dung ấn tượng về việc rác đang tấn công mạnh mẽ trái đất xanh của chúng ta

“Trên con đường vạn lý độc hành qua gần 7.000km dọc chiều dài đất nước, ống kính của tôi đã ghi lại những nơi toàn rác. Những bãi biển, những dòng sông, những bờ kênh, những con người oằn mình trong rác.

Câu chuyện về rác mà tôi kể bằng ảnh có thể không phải là một chuyện thi vị, nhưng đó là câu chuyện chân thực nhất, và tôi tin nó có ích vì ai cũng sẽ thấy bản thân mình trong đó”, Lekima Hùng chia sẻ.

Anh cho biết hành trình 7.000km đi chụp ảnh rác thải nhựa khắp chiều dài đất nước và giới thiệu thành quả tới công chúng bằng triển lãm lần này, anh muốn góp sức mình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn nạn rác thải nhựa để cộng đồng cùng nhau tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

Theo số liệu của UNDP, với hơn 3.000km đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông. 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

Triển lãm Hãy cứu biển do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phối hợp với đại sứ Đại dương xanh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (với nghệ danh là Lekima Hùng) đồng tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày môi trường thế giới (5-6) và Ngày đại dương thế giới (8-6).

Triển lãm mở cửa tự do đến hết ngày 9/6.

Một số bức ảnh đầy ám ảnh về rác của Lekiam Hùng tại triển lãm Hãy cứu biển:

Rac 5

Trẻ em chơi bên bãi biển đầy rác ở Khánh Hòa

Rac 6

Một bãi rác ven đường ở đảo Phú Quốc

Rac 7
Bãi thuyền ở Bình Thuận trở thành một vũng rác ô nhiễm nặng nề

Rac 8
Bến thuyền sông Đốc, Cà Mau cũng không kém cạnh về độ ô nhiễm

Rac 9

Biển rác ở huyện Giao Thủy, Nam Định

Rac 10
Bãi rác ghê gớm này ở đảo Nam Du, Kiên Giang khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi

Rac 11

Chú Bảy Long 12 năm sống cùng bãi rác ở Côn Đảo

Rac 12

Gành Hào ở Bạc Liêu đã thành con gành chết

Rac 13
Đầm làm muối ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ngập đầy rác nhựa, thùng xốp

Rac 14
Chính là con người hưởng trọn những rác rưởi do mình thải ra

Rac 32
Rác ở Lệ Thủy – Quảng Bình – Ảnh: NVH

 Từ Hà Nội anh xuống Nam Định và men dọc biển Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ – địa đầu Tổ quốc. “Rác ở khắp mọi nơi, nhất là những chợ hải sản.

Tôi đã đến những bãi biển rác kéo dài cả vài cây số ở Bình Thuận, chân thụt sâu trong rác mà chủ yếu là nilông, nhựa. Hầu hết các nơi không có thùng rác, người dân đổ xuống sông, kênh rạch và biển…” – anh kể.

Rất nhiều bức ảnh “mắt thấy tai nghe” về rác được anh chia sẻ trên Facebook cùng mẩu chuyện về con người, cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Có bức ảnh chụp hành vi một phụ nữ đang dùng hết sức hất thùng rác ra cửa biển.

“Tôi đến xã Bình Châu nơi có cảng Sa Kỳ để ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Rác đầy đường, còn người dân hồn nhiên xả rác ra cửa biển. Đến cả con đê dọc sông đổ ra biển cũng toàn rác và rác. Khi được hỏi tại sao không bỏ rác vào thùng, họ cho biết thùng rác duy nhất chỉ có ở cảng Sa Kỳ. Cửa biển chính là bãi đổ rác của họ” – anh nhớ lại.

Đi khắp Bình Châu, vô số biển hiệu tuyên truyền về môi trường “nhưng tuyệt nhiên không thấy thùng rác nào” – anh bày tỏ.


Rac 15

Những người lớn hồn nhiên đổ rác xuống biển là cảnh không hiếm gặp, như người phụ nữ này ở Quảng Ngãi

Đổ thẳng rác xuống biển ở Lý Sơn – Ảnh: NVH

Biển một bên và… rác một bên

Các bức ảnh chụp trong suốt hành trình tạo cảm xúc mạnh với người xem vừa xót xa, thương cảm lẫn tức giận: xe tải đổ rác trộm ra bờ biển, cây cầu bắc qua dòng kênh đặc sệt rác, người đốt rác trên đảo Bình Ba, khu rừng ven biển đã chết khô để lộ ra một bãi rác nhựa giăng mắc khắp gốc rễ, những công nhân xe rác…

Trong những bức ảnh flycam của nhiếp ảnh gia, làng biển vẫn nên thơ, hữu tình nhưng khi cận cảnh thì toàn rác, người dân phơi hải sản trên bãi biển đầy rác…

“Ở xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình), các bạn nhỏ tham gia nhặt rác cùng người lớn hằng tuần nên bờ biển khá sạch… Nhưng không có xe thu gom rác nên họ gom lại, đổ ra lề con đường hoang vắng, đường dọc biển” – anh kể.

Rac 16

Đốt rác tự phát ngay cạnh lò đốt rác ở đảo Bình Ba, Nha Trang

Rac 17

Con đường cốc nhựa ở Bình Thuận

Rac 18

Đường về nhà phải băng qua những bãi rác ghê gớm của một em nhỏ ở Bình Thuận

Rac 19

Biển Quảng Ngãi trở thành nghĩa địa của phao xốp

Rac 20

Những bước chân nặng nhọc mưu sinh trên bãi biển đầy rác


Rac 21
Một nghề mới cho các cụ già, trẻ em ở các bãi biển – nghề nhặt rác

Rac 22

Dưới những phên cá phơi là một bãi rác ở Cần Giờ, Saigon

Rac 23

Bãi rác Cẩm Hà, Hội An quá tải, rác vươn cao như núi


Rac 24

Rừng chết còn mắc đầy rác nhựa ở Nam Định

Rac 25

Rừng phòng hộ ven biển Thanh Hóa thật “ngộ nghĩnh” với những cây mắc đầy túi nilông

Rac 26

Những em bé hồn nhiên chơi trên cây cầu bắc qua kênh phủ kín rác ở Bình Thuận 

Một con kênh rác sẽ chảy ra biển – Ảnh: NVH

Một sự tréo ngoe khác cũng tại Quảng Bình, khi đến thăm nhà máy xử lý rác tư nhân thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam, nơi “mọi loại rác đều có thể xử lý để biến thành tiền” lại không thể hoạt động hết công suất vì không gom đủ rác.

Anh Hùng cho biết mình luôn có thói quen kiểm tra mọi số liệu đọc được để xác thực những thông tin “khó ngờ”: năm quốc gia đứng đầu chiếm đến 60-65% lượng rác đổ ra đại dương, trong đó Việt Nam đứng thứ tư.

Rac 27

Những con sóng xô bờ không còn vẻ mộng mơ với bọt trắng xóa trên bãi cát mịn mà chỉ con là những con sóng rác rưới

Rac 28

Dòng sông tuổi thơ của các em bé quê thời nay là những dòng sông rác

Rac 29

Những con đường ven biển nên thơ giờ đây được điểm xuyết thêm những bãi rác nhiều màu sắc
 
Rac 30

Những cánh đồng của quê hương chị Hai Năm Tấn giờ đây đang bị tấn công dữ dội bởi rác

Rac 33

Người ta vứt mọi thứ vào thùng rác, kể cả thuốc trừ sâu hay một con vịt chết – Ảnh: NVH

Rác sắp bao trùm trái đất? – Ảnh: NVH

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện dưới tác động của ánh sáng mặt trời, độ ẩm…, nhựa đã phân hủy thành các hạt vi nhựa và lắng thành một lớp trầm tích bao phủ đáy đại dương, đi vào thức ăn của động vật biển, xâm nhập mô mỡ của chúng và vào cơ thể con người khi họ đánh bắt hải sản làm thức ăn.

“Tôi mất một năm để tìm hiểu về rác thải nhựa, bởi phải thực sự hiểu mới biết cách chụp thế nào để kể được câu chuyện mình muốn. Nhiều người cũng nghi ngờ việc tôi làm sẽ chẳng thay đổi được gì nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng” – anh hi vọng

Nguồn: Tuổi Trẻ