Nỗi Đau Còn Mãi

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 VC Tanks April30 1975

Tôi không có kỷ niệm đau đớn uất hận trong tháng tư như những người lính buông súng thất thểu trở về thành phố, không có những giây phút kinh hoàng trong dòng người di tản giữa những mưa pháo trên những đại lộ vương vãi xác chết, không có cảm giác cuống cuồng chạy loạn xuống biển lên rừng để tìm đường thoát hiểm khỏi thảm họa Cọng sản. Tôi cũng không có nỗi hốt hoảng lo lắng của kẻ thua cuộc trước sự thay đổi cả một xã hội miền Nam trong cái ngày gọi là “ giải phóng “ với những đợt đổi tiền  tức tưởi hay đánh tư sản  trắng tay mạt vận ...

Tôi lúc đó bình yên trong ngôi nhà treo cờ đỏ của mình, để thấy người thân nhân hân hoan chào đón ngày vui thống nhất đất nước. Bà Nội tôi cười móm mém : “Hoà bình rồi, hết lo tụi Việt Cộng pháo kích “. Tôi lúc đó có ngây ngô cỡ nào cũng nhìn ra “  tụi Việt Cộng “ là ai.

VC Tank inSaigon 04301975

Thấy như mình bị hụt hẩng thất vọng cái gì đó, không gọi được tên, cảm giác bồn chồn khó chịu trước sự thay đổi quá đột ngột mà mình chưa sẵn sàng để chấp nhận sự thật. Ở một nơi mà mình đã nhìn thấy đầu tiên khi mở mắt chào đời, nó hiện hữu thiêng liêng từ ánh đèn ấm áp trong đêm tối hay vạt nắng lung linh ngoài khung cửa sổ, thấy ngôi nhà thân thương mà mình đã sống ở đó với bao buồn vui kỷ niệm êm đềm, rồi chợt có  một ngày ai đó xồng xộc bước vào quát tháo, dẹp cái bàn thờ, gỡ mấy bức tranh phong cảnh, lấy đi cái lu, cái tủ, đuổi mọi người ra đường rồi ngang nhiên chiếm hết mọi thứ của cải và tự xưng mình là “ đầy tớ của nhân dân “, nghe sao ngang ngược và bực bội hết sức.

Tâm trạng của tôi lúc đó chỉ có vậy. Sự ngây thơ đến ngu ngốc, tôi lúc đó vô tư đến độ không phân biệt được chế độ Cộng Hoà và Xã hội Chủ Nghĩa khác nhau ra sao, không có khái niệm về Thế Giới Tự Do và khối Cọng Sản hay dỡ ở chỗ nào. Chiến tranh xảy ra ở đâu đâu trong miền Nam và không liên quan tới cái hẻm nhỏ của tôi, khi hằng ngày chúng tôi vẫn đến trường hồn nhiên vui đùa, hàng xóm vẫn chợ búa tấp nập, rạp chiếu bóng vẫn có phim hay cuối tuần, và bác xích lô già đạp vài cuốc xe đủ sống là thong thả nằm khềnh đọc báo. Cuộc sống bình yên quá mà...gia đình tôi đâu có ai tử thương, tử trận, để thấy cuộc chiến khốc liệt tàn nhẫn đến thế nào khi “ lá vàng khóc lá xanh rơi “, khi đàn bà con nít nhao nháo lo tản cư chạy giặc,đàn ông con trai tới tuổi quân dịch phải bỏ ruộng hoang nhà trống mà nhập ngũ hay vô bưng ...Tất cả đều còn rất trẻ, cái tuổi còn sung sức, còn nhiều hoài bảo cho tương lai.

Vậy mà chiến tranh đã cướp mất tuổi trẻ của họ, giết chết mọi mơ ước của họ một cách tàn nhẫn.

Cái từ “ Giải Phóng Miền Nam đã dạy cho tôi một bài học nhớ đời, đó là sự dối trá và phản bội. Không có giải phóng gì hết, chỉ có bên thua cuộc và bên thắng cuộc, tuổi trẻ miền Bắc chiến đấu vì chủ nghĩa Cọng Sản ngoại lai, tuổi trẻ miền Nam thì chiến đấu chống lại sự xâm lược của miền Bắc để giữ vững thành trì Tự Do.

Tôi nghĩ Việt Nam Cọng Hoà có chính nghĩa trong cuộc chiến này, nên khi Cọng Sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam thành công, những hô hào reo mừng của kẻ chiến thắng đã làm tôi thất vọng, bực tức. Bên nào cũng là người Việt, bên nào cũng là máu đỏ da vàng. Cuộc chiến kéo dài quá lâu với bao thảm cảnh mất mát đau buồn của cả hai miền đất nước. Nhưng ngay cái ngày tang tóc thương tâm đó, Cọng Sản Bắc Việt lại giăng đèn kéo hoa để chào mừng mùa Xuân đại thắng của họ, họ đã “ hát trên những xác người ‘, trên các tử thi còn nằm lăn lóc suốt đọan đường di tản giữa những đại lộ kinh hoàng vì bom đạn trong tháng tư đen tối ấy.

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn thấy đau buồn mỗi khi nghĩ đến những tháng năm đáng nguyền rủa đó.

VCNamVung 1975

Tôi nhớ những tên “ cách mạng hùa “ mang băng đỏ chạy vòng vòng thành phố như thị uy đe dọa, nhưng trong mắt dân chúng miền nam lúc bấy giờ thì bọn chúng chỉ bẩn thỉu như những con chó săn. Và ngày nay cái đám “ dư luận viên “ hay công an đàn áp những người yêu nước biểu tình ôn hòa trong nước cũng chỉ là bọn côn đồ đê tiện.

Tôi nhớ hoài ánh mắt như có lửa của người đàn ông đứng ở ven đường nhìn tên Việt Cộng xé lá cờ vàng vùi trong thùng rác, bàn tay anh nắm chặt để ghìm cơn phẩn nộ. Sau này tôi thấm cái đau của các vị tướng lãnh đã tự sát ngay trong thời điểm đó. Họ chọn cái chết đứng thẳng kiêu hùng.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, những đứa trẻ đã sinh ra sau tháng 4/1975, và lớn lên trong chế độ Cộng Sản, như những hạt giống vô tình, gieo ở nơi nào đó thì ảnh hưởng thổ nhưỡng nơi đó, không khó khăn nhận dạng những hạt giống nhuộm đỏ bạo lực và gian manh trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Dĩ nhiên không phải tất cả, nhưng tìm nam thanh nữ tú thanh lịch như ngày xưa thì nay đã hiếm hoi. Không ai có thể chọn lựa nơi mình sinh ra, nhưng có thể chọn lựa Tổ quốc để mình yêu quý, có thể nhận thức được giá trị tốt đẹp để mà noi theo sống cho tử tế đàng hoàng. Điều đáng buồn là có rất nhiều giới trẻ ngày nay không nhận ra vị trí của mình.

TreEmVacCui4

Sau mấy mươi năm cai trị Cọng Sản đã biến đất nước Việt Nam giàu đẹp thành bãi rác, biến người thanh lịch thành lớp Tư bản đỏ kệch cỡm, hống hách , biến những đứa trẻ tiểu học đã biết chửi thề và bạo lực, biến những người dân lương thiện thành cừu non và xưng tụng tên lưu manh làm kẻ chăn dắt.

Cái đau luôn âm ỉ trong trái tim của những người lưu vong như chúng ta, không phải đợi đến tháng 4 đen mới kêu gào than thở, nhưng đó là cái mức thời gian của một lịch sử bi thảm nhất, khủng khiếp nhất mà dân tộc Việt Nam phải xót xa viết bằng máu của hàng triệu triệu đồng bào.

Mãi mãi chúng ta không bao giờ quên Cộng Sản miền Bắc đã bức tử dân miền Nam bằng mọi thủ đoạn tàn ác sau ngày “ đại thắng vinh quang “ đó. Trại tù đã mọc lên suốt chiều dài đất nước, kéo theo biết bao gia đình tan nát, khốn khổ  bởi sự trả thù hèn hạ của “ bên thắng cuộc “, những cái chết vùi dập như xác con thú hoang bên ven rừng.

Người giàu sự nghiệp cũng trắng tay do chính sách đánh tư sản và mấy đợt đổi tiền , nền văn hóa nghệ thuật phong phú đa dạng cũng bị tiêu hủy, lụi tàn trong tức tưởi, uất hận, nền kinh tế công nghiệp phồn thịnh với lượng hàng hóa dồi dào, gạo cá mênh mông của miền Nam bỗng khan hiếm do những chuyến hàng chạy suốt đêm ra Bắc. Rừng vàng biển bạc dần dần biến mất bởi lòng tham không đáy của những tay trị nước ngu xuẩn .

Máu đã đổ suốt từ thời chiến tranh cho tới lúc hoà bình 45 năm nay, những giọt máu của người dân trong nước khao khát nền Tự do Dân chủ vẫn còn chảy trong những nhà tù với những bản án khắc nghiệt dành cho họ và “ những người đã chết đều có thật “. Rất thật.

Vinh quang gì trong ngày vui đại thắng mà hằng năm Cọng Sản Việt Nam vẫn tổ chức lễ hội ăn mừng và bắt nhà nhà treo cờ kỷ niệm tháng tư đen ???

Xin hãy dẹp cái trò”  hát trên những xác người “ ấy đi , dẹp những tên côn đồ gian ác trong lớp áo công an nhân dân, chính quyền nhân dân  mà áp lực đồng bào, dẹp những tên quan tham bòn rút công quỷ, hút máu dân nghèo, những kẻ lãnh đạo  mị dân bằng ngôn từ mỹ miều  xảo trá mà sau đó lại qùy mọp trước thiên triều phương Bắc để dâng tổ quốc non sông .

Nếu toàn dân đồng lòng giải tán đảng Cọng Sản hèn với giặc, ác với dân thì may ra chúng ta còn khép lại quá khứ mà cùng hướng về tương lai chống một kẻ thù chung là bọn bành trướng Trung Cộng đang lăm le nuốt trọn đất nước Việt Nam nhỏ bé này.

Xin hãy đứng thẳng lên sau bao nhiêu năm cúi đầu chấp nhận cái “ “ Độc lập – Tự do- Hạnh phúc “ chỉ có trên trang đầu của các giấy tờ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bao nhiêu năm sống trong hòa bình mà lòng dân ly tán , quê Mẹ oan khiên.

Lẽ nào dân Việt mình tới giờ vẫn còn ngủ mê, khiếp nhược trước những bất công vẫn không biết kêu đòi để đến một ngày nào đó đất nước rơi vào tay kẻ ác, cả một dân tộc bị đọa đày  và tên Việt Nam biến mất trên bản đồ thế giới  thì mới tỉnh dậy hay sao ?

Tháng tư nỗi đau còn mãi .

Ngọc Ánh

( Nguồn “ Người Phương Nam”, Thursday, April 30/2020 )