Trường Xưa và Những Chặng Đường Lịch Sử

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 PCT CongHocTro1

Tất cả người Việt Nam đều yêu nước . Đặc biệt đối với người Việt sống xa Quê Hương, bên cạnh lòng yêu nước còn có niềm ước mơ được tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp của Quê Hương , mơ được tận tai nghe tiếng nói thân quen của đồng bào mình râm ran từ làng quê lên tới phố chợ...Những ước mơ gần gủi nhưng xa xôi kia đã khiến người Việt hải ngoại ngày càng tích cực phát triển những sinh hoạt cộng đồng khác nhau : mở rộng tổ chức đồng hương , xây dựng hội đoàn cựu học sinh ...

Điều đáng suy nghĩ là sự thể  : Hội Cựu Học Sinh Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng từ rất nhiều năm qua. Các Đại Hội, các Kỷ yếu của đại hội đều xoay quanh và chỉ xoay quanh chủ đề Trường Xưa. Tại sao nói tới Trường xưa , không hề bàn tới hiện tại, lại càng không thắc mắc gì tới tương lai ? Thế nào là Trường Xưa ? Trường Xưa là trường thuộc hệ thống giáo dục của Miền Nam Việt Nam trước 1975, được vận hành theo tư tưởng chỉ do  : “ Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng “. Từ đó Trường Xưa sinh sản ra mẫu trí thức tri hành cân bằng trên ba mặt triết học, sử học và khoa học.

Thế nào là trường hiện tại ? Trường hiện tại là trường của CSVN : Ngày 5 tháng 3 / 2018 Cô giáo trường tiểu học Bình Chánh vì miếng cơm manh áo , phải chấp nhận quỳ gối xin lỗi một đảng-viên-phụ-huynh-học-sinh .
Cogiao phai quy xin loi2
Ngày 5 tháng 4/2018 tại trường trung học Trần Hưng Đạo, Quảng Bình, Thầy gíao đã bị nam sinh đâm lủng bụng chỉ vì thầy khuyên trò không nên xâm hình ở cổ.

Thaybidamlungbung1
Thế nào là trường tương lai ? Trường tương lai là trường sống dưới chế độ Tàu thuộc. Một trong những công việc chuẩn bị cho ách nô lệ Tàu là sự việc đảng CSVN qua tay “ Phó giáo sư “ Bùi Hiển đang nổ lực phá hoại tiếng Việt dưới danh nghĩa cải tiến tiếng Việt ( Bùi Hiển viết là “Tiếw Việt”).

BuiHien1
Nhìn chung, sau 30/4/1975 giáo dục Việt Nam thực sự lâm nguy : hiện tại tối tăm , tương lai là hố thẳm . Bằng cách nào giáo dục Việt Nam có thể hồi sinh ? Câu trả lời là sự gợi nhớ tập tục rước đuốc, trong các đại hội Olympic thế giới.

Mùa hè 1936 , tại thành phố Olympia, Hy Lạp, lần đầu tiên ngọn đuốc Olympic được thắp sáng. Thế rồi cứ bốn năm một lần, đuốc Olympic lại ân cần chạy từ quốc gia vừa bế mạc Olympic đến quốc gia sẽ mở hội Olympic. Chạy đuốc như vừa kể, giới lực sĩ Olympic muốn diễn tả tính bền bỉ và liên tục của một công lý : Đời người chìm nổi vô lường, tình nhân loại vẫn bất diệt .

Đại hội Phan Châu Trinh không có bó đuốc rập theo hình ảnh đuốc Olympic . Tuy nhiên, đuốc thiêng là biểu tượng tình cảm nồng cháy hướng về một tương lai thịnh vượng và công bằng . Mỗi thành viên của Phan Châu Trinh khi về dự đại hội đều mang theo trong tâm tưởng, một đuốc Phan Châu Trinh. Ngọn đuốc này là lời nhắc nhở chúng ta ý nghĩa của “ hương lửa ba sinh “ . Qúa khứ, hiện tại và tương lai gắn bó với nhau chẳng khác nào như khói với lửa. Hướng tới tương qua ba sinh, mỗi cựu học sinh Phan Châu Trinh có ba nghĩa vụ :

Một là đối với quá khứ : Tri ân quá khứ, tri ân công lao Thầy gíao, Cô giáo. Tri ân tiền- nhân-gíáo-dục đã trao truyền cho chúng ta các loại hành trang văn hóa cao quý.

Hai là đối với hiện tại : hợp tác với tuổi trẻ trong quyết tâm giải trừ ách thống trị của bạo quyền CSVN, kiên trì xây dựng một Việt Nam : chính trị dân chủ, nhân quyền, giáo dục dân tộc, khai phóng, nhân bản.

Ba là đối với tương lai : Đừng bao giờ quên lời dặn dò của Ông Cha : người Tàu là kẻ thù tuyệt đối của Việt Nam . Mỗi Phan Châu Trinh trong mọi tình huống, bao giờ cũng phải, cùng với các thế hệ nối tiếp, suy nghĩ theo dân trí, hành động theo nhân khí : bền chí, quyết liệt và dũng cảm chống trả cuộc xâm lăng triền miên và hiểm độc của Hán tộc.

Bây giờ, nội dung đuốc Phan Châu Trinh đã được phân tích và xác định. Đại hội Phan Châu Trinh không đơn giản chỉ là cơ hội để các “ Lão Trượng Giáo Sư “, các “ Cụ ông, Cụ bà Cựu Học Sinh “ ân cần thăm hỏi nhau bằng tâm tình trầm buồn của những người đang tới gần hoặc đã vượt xa tuổi thất thập . Đại hội Phan Châu Trinh là một môi trường giúp cho đuốc Phan Châu Trinh ngày càng sáng hơn, nóng hơn với quan điểm nhân sinh hoàn tòan sống động và tích cực. Cái sống động và tích cực kia chính là sự khẳng định :

Mỗ đaị hội Phan Châu Trinh là một thái độ hiên ngang tuyên xưng quá khứ giáo dục vàng son của chế độ VNCH. Đồng thời nó cũng là lời ngợi ca sâu sắc nhất hướng về tình thân ái giữa Thầy Trò, giữa bạn đồng môn.

Mỗi đại hội Phan Châu Trinh là một nghi thức nhắc nhở rằng trong nghĩa vụ đấu tranh cho sự hanh thông của lịch sử, không có vị trí dành cho thói tục phân biệt tuổi tác hay giới tính và rằng các thế-hệ-Phan-Châu-Trinh quá khứ, hiện tại cũng như tương lai hãy quyết tâm biến tư tưởng dân khí của Phan Châu Trinh thành hành động quyết liệt chống ngoại xâm Tàu nhằm mở đường cho sự hồi sinh của giáo dục Việt Nam .

Đỗ Thái Nhiên

( ĐS Đại Hội Toàn Thế Giới Kỳ IV, California 1 tháng 7  năm 2018 )