Trại Kiên Giam : Chương Chín

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 

Chương Chín

Tổ chức phục quốc những năm 1975, 1976, 1977 thu hút nhóm học sinh, sinh viên ở các tỉnh miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, đa số các anh em ở các khu Công Giáo như Bùi Phát, Chí Linh, Tân Sa Châu, Tân Hiệp, Tân Phú, Tam Hà, Cái Sắn. Các em bị loại ra khỏi trường học vì lý lịch có cha anh đi cải tạo. Vì những khuyết điểm trong khi móc nối tổ chức, các em bị bắt rất nhiều và rất sớm, tổ chức mới hình thành đã bị trinh sát chính trị xâm nhập. Do đó hầu hết các tổ chức đều chưa có tài liệu học tập hoặc rèn luyện cho các em ý thức chống cộng, sự hiểu biết chính trị căn bản.

Chúng tôi được khích lệ để làm việc nguy hiểm đó trong nhà tù, vì quả tình các em thấy thích thú và hăng say trong khi được giải thích các điểm các em cần hiểu.

Chúng tôi quan niệm giúp đỡ các em có được sự hiểu biết chừng nào tốt chừng đó để rồi trong nhà tù và trong cuộc đời các em học hỏi thêm và tùy khả năng và lý tưởng các em sẽ đóng góp hữu ích cho xã hội mai sau.

Tháng 5 năm 1977, chúng tôi được chuyển về trại Phan Đăng Lưu tức T-20, là Đề Lao Gia Định bên cạnh trường tiểu học Gia Định và trường Hồ Ngọc Cẩn.

Trại Phan Đăng Lưu có bốn khu, khu A nằm phía trong cùng phạm vi đề lao cũ. Cộng sản xây cất thêm ba khu để giam người. Khu B gồm phòng giam cho phụ nữ và những người bị bịnh truyền nhiễm như lao, cùi, khu C-1 và C-2 được xây trên khoảng sân trống bên cạnh dinh Tỉnh trưởng Gia Định. Mỗi khu có 9 phòng giam và 25 nhà biệt giam. Ngoài ra có một khu gồm các phòng nhỏ để hỏi cung tức là phòng chấp pháp. Vào trong tù mới biết những nhà vách xây lợp tôle đó là nhà tù. Có nhiều lần đi ngang qua tôi cứ ngỡ đó là nhà kho. Nhà xây thấp và kín mít, không có cửa sổ, mỗi phòng chỉ có một cửa ra vào bề ngang khoảng một thước. Cửa có nhiều chấn song sắt vững chắc bị che khuất một nửa phía dưới. Không khí không luân lưu được trong phòng. Phòng lúc nào cũng hầm hập nóng.

Người tù bị giam ở đâu tùy theo cơ quan bắt. Qua giai đoạn hỏi cung sơ khởi thì sẽ được chuyển về trại giam Chí Hòa và trại Phan Đăng Lưu. Những chuyến đi lao động cải tạo xuất phát từ trại giam này. Đó là diễn trình chính thức của một người tù bị bắt, tạm giam để hỏi cung đến khi ra trại Lao Cải. Trước khi phân tán những người cùng vụ án đi tới những phòng khác nhau, lúc đó tôi mới biết bị bắt chung với Ngô Văn Vinh và Vĩnh Hầu. Ngô Văn Vinh trước kia làm Ty trưởng Xã Hội Quảng Trị là ủy viên chính phủ tòa án mặt trận vùng 2 – Vĩnh Hầu thông dịch viên Juspao, Nguyễn Đình Hòe – nghị viên thành phố Đà Nẵng. Ba người này tổ chức một mặt trận chính trị chủ yếu dựa vào số bạn là thân hữu của họ trong hai đảng Đại Việt và Quốc Dân Đảng – Vinh là ủy viên thanh niên của đảng Đại Việt hệ phái Hà Thúc Ký, Hòe là ủy viên thanh niên của Quốc Dân Đảng hệ phái Quốc Dân Đảng tiến bộ của Trung tá Duy Lam. Vinh đã móc nối với Trần Văn Hoàng, Dự thẩm Tòa án Thừa Thiên và Trần Đình Sào, Đốc sự Hành Chánh, Tổng thơ ký Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên. Sau khi bị bắt Vinh và Hầu không chịu nổi tra tấn đã khai tất cả những người họ tiếp xúc móc nối vào tổ chức. Vinh khai là qua trung gian của Sào nhờ tôi viết Cương Lĩnh cho tổ chức. Sào có nhờ tôi làm việc đó nhưng tôi đã từ chối vì nghĩ là chưa có thể làm gì được, nhất là trong khi chúng tôi là những người không tuân lệnh trình diện đi học tập cải tạo, đang bị Công an ở thành phố và Công an các tỉnh miền Trung truy tầm. Đối với tôi, chỉ có hai con đường lựa chọn, một là vượt biên trốn ra nước ngoài – hai là tham gia một tổ chức nào có mật khu. Đã có vài tổ chức khác quan hệ với tôi, họ trình bày đầy đủ từ mật khu đến thành phố. Nhưng khi tôi xin vào mật khu thì họ hoãn, viện lý do này khác để từ chối. Tôi quyết định cùng Thảo, Sào tổ chức vượt biên – ở lại Sài Gòn sớm muộn gì cũng bị bắt. Tổ chức Vinh phạm một sai lầm là móc nối Trần Văn Hoàng, Vinh tưởng Hoàng là người trốn trình diện học tập. Thực sự Hoàng là học trò của luật sư Nguyễn Long trong cánh luật sư Trần Ngọc Liễng tự xưng là thành phần thứ ba.

Nguyễn Long là cán bộ cộng sản điều khiển hoạt động của Trần Ngọc Liễng. Thời gian làm dự thẩm ở Huế, Trần Văn Hoàng tìm cách che chở cho những cán bộ cộng sản. Hoàng đã được trả công cho miễn học tập. Hưởng một ân huệ đối với cộng sản không phải là dễ. Những viên chức, chính trị gia, sĩ quan của chế độ cũ, được miễn học tập hay học tập ngắn ngày năm bảy tháng một năm đều có cộng tác với cộng sản khi họ làm việc với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đối với những sĩ quan cao cấp bị bắt hay đi trình diện nếu không vì nhu cầu điều tra thì việc ở lại miền Nam của họ cũng là một ân huệ trả giá cho sự cộng tác hay có thân nhân bảo lãnh. Nếu không ở trong hai trường hợp này họ bị tập trung ở các trại miền Bắc hay miền Trung.

Sau khi miền Nam sụp đổ, nhận diện một người phản bội rất dễ. Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ và có tính thư lại. Một cá nhân dù là cao cấp không thể tự ý có quyết định ngoài quy tắc, không thể tự ý ban phát một ân huệ cho người khác. Những người được hưởng ân huệ phải nằm trong chính sách, hoặc phải được sự bảo đảm của thân nhân, Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, Tổng trưởng Công Chánh, Phó Thủ tướng chỉ ở bốn tháng tại Long Thành được về tiếp tục làm trong Ủy Ban Sông Cửu Long, cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Đổng lý văn phòng Bộ Thông Tin, tức Đổng Lân chồng đào cải lương Thanh Nga được miễn học tập vì có công nuôi đám nghệ sĩ cải lương Việt Cộng trong nhà, Nguyễn Xuân Oánh Phó thủ tướng có cha là bạn của Hồ Chí Minh, và Thẩm Thúy Hằng là cháu của Tôn Đức Thắng, Phạm Hoàng Hộ, Tổng Trưởng Giáo Dục có công phá hoại kinh tế miền Nam. Ông Phạm Hoàng Hộ viết báo kể công rằng chính ông đã viết bài về sự nguy hại của chất độc khai quang, nên tôm cá ở khu vực sông Cửu Long và bờ biển Việt Nam có nhiễm chất dioxine. Sau bài viết của ông Phạm Hoàng Hộ các khế ước xuất cảng tôm cá qua Nhật và Tân Gia Ba bị bãi bỏ, ông Hộ tiếp tục làm công tác tuyên truyền bằng cách đưa ra lý luận “một nước đã bị Cộng sản hóa rồi không quay trở lại!”. Ông còn viết những bài chứng minh khoai mì, rau muống là những chất bổ dưỡng – ba ký rau muống bằng một ký thịt bò – rau muống là bíp tết xanh. Trần Kim Thạch kể công đã viết bài báo chứng minh thềm lục địa Việt Nam không có dầu hỏa để đánh tan hy vọng của người miền Nam về một nguồn tài nguyên mới trong khi Mỹ giảm viện trợ. Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo được trả công cho hành động giữ lại 16 tấn vàng và một trong những người thúc đẩy Dương Văn Minh đầu hàng và đưa Nguyễn Văn Diệp, đảng viên Cộng sản làm Bộ trưởng Kinh tế. Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Lý Quí Chung trả công cho sự đầu hàng vô điều kiện và gây rối giới chính trị tại miền Nam được khỏi đi học tập. Ngô Công Đức trả công đối lập miễn đi học tập và sau này y tạo điều kiện cho Việt Cộng tịch thu cơ sở nhà in Nguyễn Bá Tòng của giáo hội Công Giáo nên được cho xuất ngoại. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh trả công nằm vùng bằng cách cho đắc cử Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố. Đại tá Nguyễn Văn Lộc, chỉ huy trưởng Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, tỉnh trưởng Vĩnh Bình đi trình diện 4 tháng về tiếp tục đi xe hơi có người bộ đội lái. Trung tá Đinh Văn Đệ, Tỉnh trưởng Tuyên Đức Đà Lạt, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, nay mang cấp Đại úy Công An làm chấp pháp ở Sở Công An Thành Phố. Hôm bị gọi đi hỏi cung, nhìn thấy ông Đệ đang hỏi cung anh Ngô Công Minh, chủ báo Lẽ Sống, tôi tưởng là nhìn lầm người. Đến khi về phòng hỏi lại anh Minh xác nhận là đúng. Sự hiểu biết của tôi có giới hạn, nên tôi chỉ biết chừng đó. Chắc là còn nhiều, nhất là ở các chức vụ trung cấp – không ai biết hết được. Nhưng có một điều chắc chắn là Cộng sản bắt bỏ tù từ người cán bộ thấp nhất như viên chức trong xã ấp, đến những người đã thôi làm việc trong chính quyền và quân đội hàng chục năm. Vậy những người được miễn đi học tập hay chỉ đi học tập ngắn ngày đều hưởng ân huệ của Cộng sản. Được Cộng sản trả công cho sự hợp tác trước ngày 30-4-75 hay trả công cho gia đình thân nhân là đảng viên cao cấp hay liệt sĩ.

Lúc này tôi mới xác nhận được là Sào không bị bắt. Tại sao Sào đưa Cương Lĩnh tổ chức cho Vinh nói là của tôi viết trong khi tôi từ chối? Thảo, Sào và tôi chuẩn bị vượt biên, giờ đây Thảo, tôi và Lộ không dính dáng gì đến tổ chức của Vinh, Hầu và Hòe, cả ba chúng tôi đều bị bắt chung nhóm, thật là vô lý. Riêng Hoàng thì đã rõ ràng là tay hợp tác với Công an; nhưng tại sao Sào lại đưa tôi và Thảo vào trong đó? Qua biến chuyển của xã hội, con người thay đổi thật nhanh. Những con người thật thà thì chới với trong hoàn cảnh mới, những con người tráo trở, lật lường thì lộ ra trong hành động. Lòng ích kỷ, sự mưu sống cho cá nhân họ đã đạp lên tất cả tình cảm, đạo lý thông thường của xã hội. Nếu người ta còn hy vọng cho tương lai, người ta đóng đủ mọi bộ mặt anh hùng, đạo đức, mỗi khi thấy không cần đóng trò nữa thì ai lộ ra bản tính của người ấy. Người ta không ngạc nhiên trước năm 1975, một người sang quý, nay trở thành kẻ lật lường, mánh mung.

Bảy tháng ở trại Phan Đăng Lưu được chuyển qua nhiều phòng, tôi được tiếp xúc làm quen với nhiều bạn tù mới ở nhiều thành phần xã hội và lứa tuổi khác nhau. Tại phòng 9 khu C-2 ở chung với nhà Cách Mạng lão thành từng chống Pháp và chống Cộng như Tạ Nguyên Minh, Thái Nam, Hạng Văn Giai, Phan Vô Kỵ. Những nhà cách mạng lão thành này thật điềm đạm chững chạc, hòa nhã và bình tĩnh. Cung cách đối xử với mọi người trong phòng không tự cao, và đối với Cộng sản không khúm núm.

Một hôm tên Trung tá Tuấn, trại trưởng Phan Đăng Lưu, đích thân đến phòng số 9 gọi cụ Minh đi làm việc. Hắn gọi:

– Thằng Tạ Nguyên Minh đâu, chuẩn bị đi làm việc.

Nghe tiếng gọi xấc xược, anh em chúng tôi nổi nóng. Cụ Minh vẫn bình thản mặc quần áo xong Cụ ra đứng ngay cửa chờ tên cán bộ giám thị mở cửa. Ra đến ngoài Cụ chỉ vào tên Tuấn, Cụ nói:

– Chú còn trẻ tuổi, ăn nói mất dạy, kêu ai thằng này thằng nọ, tôi tiếc là ông Hồ Chí Minh đào tạo ra lớp người như chú thì làm sao xây dựng đất nước. Chúng tôi chống cộng sản nhưng chúng tôi vẫn gọi ông Hồ Chí Minh là “Ông Hồ” hay “Cụ Hồ”, chúng tôi tôn trọng người lớn tuổi.

Tên Tuấn thật ngượng ngùng không nói gì quay đi thật nhanh sau khi bảo tên giám thị dẫn Cụ Minh đi.

Một hôm khác, trưởng khu C-2, Mười Thăng gọi Cụ Hạng Văn Giai đi làm việc, hắn nói:

– Anh bán nước theo Tưởng Giới Thạch làm đến Thiếu tướng hả?

Cụ Giai đáp:

– Chú còn nhỏ biết gì, tôi Trung tướng chứ không phải Thiếu tướng. Việc chúng tôi làm ông Hồ Chí Minh biết, còn ai bán nước sau này lịch sử sẽ xét.

Tôi thấy những người thành đạt trong xã hội cũ – có người lên đến cấp Tướng, học đến Bác sĩ, Luật sư, làm đến Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng đa số không có được cái dũng khí như những bậc tiền bối cách mạng tôi đã gặp. Đa số những người sau này đều có những tính chung là sợ đói, sợ chết, tham vọng, kiêu căng, ích kỷ và dễ khuất phục trước bạo lực. Các cụ Thái Nam và Tạ Nguyên Minh đã bị chết trong trại Phan Đăng Lưu, các cụ Hạng Văn Giai, Phan Vô Kỵ không biết sau này còn sống được trong các trại lưu đày không, nhưng hình ảnh của các Cụ vẫn sống mãi trong lòng của những người trẻ có dịp gần gũi – những hình ảnh rất thực – các Cụ sống bằng bản lãnh và tâm hồn mình. Dù cuộc đời chính trị của các Cụ có thất bại, nhưng ai lấy thành bại luận anh hùng. Tôi nghĩ lịch sử Việt Nam đã có những gương sáng như Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu bất khuất trước bạo lực của ngoại xâm – những cái chết của các bậc anh hùng đó làm cho dân tộc sống. Và giờ đây dù Cộng sản có bạo ngược, thâm độc đến đâu, dân tộc vẫn sống, vẫn tồn tại từ sức sống tiềm tàng của người nông dân, thái độ bỏ tổ chức của những đảng viên, đến tinh thần anh hùng của những người tù. Tôi không thể nào ghi hết được những tấm gương oanh liệt đó vì trí nhớ của tôi kém, mà sự hiểu biết cũng bị giới hạn, tôi chỉ ở trong một góc của toàn trại giam Phan Đăng Lưu, trong khi trại Phan Đăng Lưu có bốn khu và chỉ trong Sài Gòn Việt Cộng đã có hàng mấy chục trại giam như Phan Đăng Lưu, Sở Công An Thành Phố, Chí Hòa.

Ai ở trong thời gian 1977 không nhớ tiếng hát của Ali Hùng, binh sĩ Người Nhái, đã bắn chết Công An Cộng Sản trong vụ tấn công nhà thờ Vinh Sơn. Ali Hùng bị án tử hình, thời gian chờ đợi ngày đi ra pháp trường Thủ Đức, mỗi ngày Ali Hùng vẫn ca hát, tù cùng khu không thấy mặt vì chân anh bị còng, nhưng tiếng hát của Ali Hùng vẫn trong và rõ ở mọi bài hát chứng tỏ sự bình thản của anh khi chờ đợi cái chết. Anh em tù chỉ nghe được lời nghẹn ngào cảm xúc của Ali Hùng khi hát bản “Đường Xưa Lối Cũ”. Anh cảm xúc khi nhắc đến mẹ, đến vợ; người phụ nữ Việt Nam qua gương lịch sử dân tộc luôn luôn đau khổ từ khi làm vợ và làm mẹ, người chồng, người con đi chinh chiến xa, hay bị tù đày làm nặng nỗi nhớ thương của người vợ trẻ và mẹ già ở nhà, rồi người đàn bà chờ mong không bao giờ thấy người ra đi trở về, hoặc khi người trở về thì không còn vợ hay mẹ ra khỏi nhà chờ đón. Và chính thời kỳ Cộng sản chiếm miền Nam này là thời kỳ ly tán nhiều nhất, đau đớn nhất mà sự khổ đau vẫn là người mẹ và người vợ phải gánh nặng nhất.

Anh em cũng còn nhớ người tù tên Lộc ở xà lim tử hình số 2 khu C-2, người bị còng hai chân, hai vế bị siết chặt bởi hai sợi dây kẽm vì anh đã cướp súng giết 8 tên Công an bót Lê Văn Ken, tử thủ trên nhà hàng Olympic cũ trước khi bị bắt. Anh Lộc vẫn ca hát và tôi nhớ mãi cái giọng hùng hồn của anh khi ngâm bản “Hồ Trường”. Một ngày trong tháng 8-1977 cả khu C-2 yên lặng để tiễn đưa người bạn vĩnh viễn ra đi; tù nhân biết người tử tội bị đi hành quyết vì ngày hôm trước, cán bộ mở còng bắt anh tắm rửa sạch sẽ và sáng hôm đó anh được nhận một dĩa xôi gà và một điếu thuốc. Dĩa xôi gà và điếu thuốc đầu bằng, tiêu chuẩn cộng sản dành cho tử tội trước khi hành quyết.

Nếu tôi không bị kỷ luật ở xà lim Chí Hòa ở cầu thang lầu ba thì tôi không biết được ở lầu ba có phòng giam phạm nhân án tử hình. Suốt ngày bị còng hai chân hai tay, chỉ mở ra khi giờ ăn, các anh vẫn chuyện trò râm ran, vẫn ca hát ngâm thơ, tôi vẫn ngạc nhiên về thái độ bình tĩnh trước cái chết đó. Bình thường tôi thấy hầu như ai cũng như ai, thất tình lục dục đủ cả, cũng có người ưu tư lo lắng sợ nữa, nhưng tại sao trước khi chết họ bình tĩnh như vậy được. Tôi không nghĩ đó là sự liều lĩnh hay bất cần cuối cùng của con người nhưng đó là thái độ chấp nhận một cách có ý thức. Thái độ liều lĩnh chỉ xảy ra cho con người trong một lúc nào đó, đằng này các tử tội cái chết rõ trước mặt và họ biết trước hàng nhiều tháng.

Nhưng một ý thức do mệnh lệnh từ lý trí và quả tim đã khiến cho những người tử tù có thái độ ung dung đón nhận, tất cả có thể gọi là một tinh thần chống Cộng và yêu nước cao độ của những người tù tử hình đó.

Những buổi nói chuyện với nhau quanh điếu thuốc lào của những anh đã có nhiều kinh nghiệm trong mọi ngành nghề giúp cho các bạn trẻ thu thập hiểu biết và tạo niềm tin. Chúng tôi sống trong tù nhưng thoải mái tinh thần. Những người bị nghi ngờ là an ten báo cáo đều bị canh chừng và cô lập. Sự hăng hái của các anh em trẻ khiến những người này phải sợ không giở trò gì được. Vả lại anh em trẻ họ chấp nhận đấu tranh, họ không sợ bị giam, bị cùm trong xà lim, kỷ luật trở thành quen và không đáng kể, anh em chịu đựng được. Ngay cả các em hoạt động chống đối có chứng cớ bị đưa ra tòa cũng không sợ. Tháng 7 năm 1979 trong phòng tôi có em Đoan, Tuấn, Hùng, tổ chức phục quốc, các em bị bắt có súng, dù chưa sử dụng. Ra tòa, các em lãnh án từ 20 năm đến chung thân, các em vẫn tỉnh bơ. Khi tòa kêu án các em Đoan 20 năm, Đoan nói: “Các ông kêu án tôi 20 năm rồi các ông ở chứ tôi không ở đâu”. Tòa bị xúc phạm, liền nghị án ngay tại chỗ và nâng thành bản án chung thân. Em Thắng trước là lính, hoạt động phục quốc, ra tòa kêu án 18 năm, em xin án chẵn, 18 năm lẻ buồn lắm, tòa cũng nghị án thành chung thân ngay tại chỗ. Thắng về lại phòng “tỉnh như không”. Ở cùng với Thắng từ tháng 4-1978 tại Sở Công An Thành Phố, nhớ ngày nào em mới vào, chân phải đầm đìa những máu vì em chạy khi Công an đến nhà bắt, bị bắn vào chân em vẫn cố chạy đến khi bị bắt, vào trại Công an ghét không chữa vết thương, viên đạn còn nằm trong chân vài ngày sưng tấy lên, em vẫn không rên, nhờ Huệ Nhật săn sóc mỗi ngày rửa bằng nước muối, từ sưng, mưng mủ rồi xẹp vết thương, dù viên đạn vẫn còn nằm trong bắp thịt, chỉ toàn rửa bằng nước muối.

Kể cung cách những người tù trẻ ở Saigon sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến người tù chính trị trẻ nhất thời đó. Tôn, mới 12 tuổi. Con của một Đại-úy đi học tập cải tạo, nhớ cha và oán Cộng sản, tự ý em viết hai khẩu hiệu “đả đảo Cộng sản” và “đả đảo Hồ Chí Minh” rồi đem dán ở cổng trường Lý Thường Kiệt Tân Bình. Công an bắt hỏi em làm gì, Tôn xưng là “Đại tướng Tổng Tham Mưu QLVNCH”, hỏi ai xúi viết truyền đơn, em trả lời: “Làm Đại tướng thì tự ý làm còn nghe ai xúi”. Hỏi đồng bọn có những ai thì em trả lời: “đã bắt được Tướng còn hỏi quân làm gì?”. Việt Cộng tức lắm, đánh đập, dụ dỗ thế nào em cũng chỉ trả lời như vậy.

Trong phòng sống với các anh, chú, bác rất lễ phép nên ai cũng thương em. Bọn cán bộ thấy em còn bé, cho ra ngoài để lao động trong trại, em từ chối không nhận. Công việc lao động trong trại giam là một ân huệ mà những nhà tư sản, sĩ quan, viên chức cao cấp nhiều người đã làm an ten báo cáo để hy vọng được chọn. Tôn không thèm làm.

Việt Cộng đưa Tôn đi các trại tập trung, quản lý trại không nhận vì em ít tuổi, chúng lại đưa em về nhốt ở trại Chí Hòa hay Phan Đăng Lưu (trụ sở Công an, Phan Đăng Lưu, Chí Hòa, tù thuộc Sở Công An thuyên chuyển thường xuyên từ trại này qua trại kia cho đến khi đi trại tập trung, ít có người ở nguyên một trại). Đầu năm 1979, tôi ở trại Long Khánh, Tôn còn được đưa lên đó một lần, trại tập trung vẫn không nhận em. Sau này không biết chúng giam ở đâu và đến bao giờ mới cho về.

Tôi cũng đã gặp một số các Thượng-tọa, Đại-đức như thầy Quảng Độ, Huyền Quang, Thông Bửu, các thầy bị bắt trong vụ Việt Cộng tiếp thu Cô Nhi Viện Quách Thị Trang. Cuối năm 1976, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất mở Đại Hội, Việt Cộng đã cho cán bộ giả làm sư từ các tỉnh về dự Đại Hội để mong khuynh loát toàn thể Giáo Hội; nhưng thầy Đức Nghiệp đã tổ chức thành công Đại Hội. Ban lãnh đạo Giáo Hội ngoài Hòa-thượng Trí Thủ còn các Thượng-tọa, Đại-đức chân chính đều được bầu vào những chức vụ then chốt. Không có một tên VC hay tay sai nào được chấp nhận vào Ban lãnh đạo của Giáo Hội. Việt Cộng đòi tiếp thu Cô Nhi Viện Quách Thị Trang, các Đại-đức và Ni-sư chống lại; lấy cớ đó Mai Chí Thọ cho bắt toàn thể Ban lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, trừ Hòa-thượng Trí Thủ chúng cô lập tại chùa Già Lam, Gia Định. Thái độ chịu đựng những ngày đói khổ ở xà lim, tác phong đúng đắn, tư cách bình tĩnh của các thầy làm nhiều người rất kính phục.

Một hôm tôi đang ngồi viết bản lý lịch trong phòng hỏi cung, bên cạnh có tiếng đập bàn và tiếng người hét, tôi để ý nghe mẫu đối thoại:

– Bọn thầy tu các anh thật ngoan cố, tội lỗi không chịu nhận – các anh chỉ quen thói truyền bá mê tín để lợi dụng nhân dân hưởng thụ mà không lao động.

Có tiếng trả lời gọn gàng dứt khoát:

– Cán bộ không biết gì về tôn giáo và tín ngưỡng, cán bộ không nên nói, tôi đã được biết chính sách của nhà nước và Bác Hồ tuyên bố tự do tín ngưỡng.

Tiếng tên chấp pháp vẫn hằn học, gằn từng tiếng:

– Anh đừng nói đến Bác Hồ và tự do tín ngưỡng, tự do tín ngưỡng là quyền của người công dân, còn anh là người đã bị bắt, đã phạm tội thì không được tự do tín ngưỡng nữa.

-Tôi bị bắt, nhưng chưa phạm tội, cán bộ không chứng minh tôi phạm tội gì, cán bộ chỉ buộc tôi nhận tội, thì tôi không có tội gì để nhận – như vậy làm sao buộc tội tôi không còn tự do tín ngưỡng.

– Tôi đã bảo anh ngoan cố có sai đâu, bị bắt mà anh bảo không có tội có phải là anh bảo chúng tôi bắt sai, bắt lầm anh. Đảng không bao giờ lầm lẫn, chúng tôi là những người đại diện cho Đảng để thi hành pháp luật.

– Con người thì không thể nào bảo là không sai lầm, mà Đảng là tập thể của con người thì làm sao bảo là không sai lầm…

Tiếng đập bàn:

– Anh im ngay, anh nói thế là chống lại Đảng, thế mà anh bảo không có tội. Anh chống lại Đảng, anh chống lại chế độ vô sản, anh chống lại nhân dân.

– Trước kia tôi có hành động chống lại chính quyền miền Nam, mà tôi chưa bao giờ bị buộc tội và không ai nói là chúng tôi có tội với nhân dân. Từ ngày miền Nam giải phóng, tôi chưa làm một hành động và lời nói nào chống lại chính quyền, chúng tôi thi hành mọi chỉ thị của chính quyền thì làm sao gọi là chống lại chính quyền.

– Các anh tổ chức Đại Hội Toàn Quốc, có người đến dự Đại Hội các anh không chấp nhận có đúng hay không?

– Chúng tôi có tổ chức Đại Hội, các vị lãnh đạo Giáo Hội có xin phép chính quyền mới có Đại Hội, còn có những phái đoàn ở tỉnh lên họp không được tham dự vào ứng cử và bầu cử vì họ không có giấy chứng nhận của Giáo Hội, họ không có tư cách đại diện cho Giáo Hội ở địa phương.

– Nhưng họ có giấy chứng nhận của chính quyền cách mạng địa phương, sao các anh không công nhận – không công nhận chính quyền cách mạng địa phương là chống lại cách mạng.

– Nếu họ là tu sĩ đại diện các tỉnh Giáo Hội thì phải có công nhận của Giáo Hội, còn giấy chứng nhận của chính quyền họ là người của chính quyền, họ là tu sĩ quốc doanh.

Lại có tiếng đập bàn:

– Anh ngoan cố, anh bảo tu sĩ quốc doanh là có ý gì? Nhà nước chúng tôi là nhà nước chuyên chính vô sản, ngoài nhà nước ra thì không có một tổ chức nào khác có đầy đủ thẩm quyền hơn, anh biết chưa?

Tiếng trả lời vẫn ôn tồn:

– Đây không nói về thẩm quyền, nhà nước có thẩm quyền của nhà nước, nhưng Giáo Hội Phật Giáo chúng tôi đã tổ chức từ lâu, nên cũng biết rõ những người không nằm trong Giáo Hội thì những người đó dù có giấy chứng nhận của chính quyền là tu sĩ, thì họ có quyền tu của họ, và ai cũng tu được, nhưng không phải ai cũng tự xưng là đại diện ở địa phương để đi dự Đại Hội Toàn Quốc. Nãy giờ cán bộ nói nhiều đến chính quyền của nhân dân và tôi là người có tội với nhân dân, tôi đề nghị chúng ta làm một cuộc thử nghiệm. Cán bộ cùng tôi làm một cuộc đi bộ xuyên qua nước Việt Nam, chúng ta không mang theo món vật gì để chứng tỏ cán bộ là vô sản, tôi không dám nhận tôi là người vô sản, cán bộ mặc đồng phục, mang phù hiệu để mọi người biết cán bộ là đảng viên, là công nhân viên nhà nước. Tôi chỉ mặc bộ áo nâu của người tu hành. Chúng ta sẽ nhờ vào sự giúp đỡ của người dân trong đoạn đường mà chúng ta đi qua để xem ai là người sẽ được dân chúng giúp đỡ và xem tôi có tội với nhân dân không?

Tiếng đập bàn và tiếng quát của chấp pháp:

– Anh thật láo, tôi không cần anh nhận tội. Anh cần có thì giờ để suy nghĩ nhiều hơn.

Người tu sĩ được dẫn trở lại xà lim. Về sau tôi biết người bị hỏi cung là thầy Thông Bửu.

Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất đối lập với chính quyền miền Nam. Giáo Hội đấu tranh trên lập trường dân tộc độc lập, không lệ thuộc ngoại bang.

Trong khi chiêu bài dân tộc của cộng sản là “ngụy danh dân tộc”, cộng sản nhìn thấy thế mạnh của Phật giáo, chúng cho cán bộ nằm vùng giả làm tu sĩ hay cư sĩ, những tên này luôn luôn xúi giục những cuộc đấu tranh của Phật giáo từ sau năm 1963 trở nên quá khích. Cộng sản đã có lợi nhiều trong phong trào Phật giáo. Những người lãnh đạo chân chính của Phật giáo đứng trước những khó khăn đó, không có những vận động chính trị, thì miền Nam Việt Nam cứ lún sâu vào ảnh hưởng ngoại quốc và phi dân chủ. Làm cuộc vận động mạnh mẽ thì không kiểm soát được, cộng sản sẽ lợi dụng. Cũng từ đó bên ngoài có người nghĩ Phật giáo là cộng sản.

Sau ngày 30-4-75, những cán bộ cộng sản đội lốt tu sĩ, những cán bộ nằm vùng trong hàng ngũ cư sĩ đã được nhận diện, chúng được đảng đền công, ban phát ân huệ trong các cuộc bầu cử Quốc Hội, đến các hội đồng địa phương, hoặc Mặt Trận Tổ Quốc hay chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Yêu Nước, mà dân chúng gọi là Giáo Hội Quốc Doanh. Bọn ngụy danh dân tộc, không để cho giáo hội có lập trường dân tộc chân chính được đứng vững. Những nhà lãnh đạo Phật giáo cũng thấy sự nguy hại của một chủ nghĩa phi dân tộc vong bản đang nô lệ đất nước. Chính quyền cộng sản không để cho những nhà lãnh đạo Phật giáo được yên vì chúng sợ Giáo Hội cũng vận động dân chúng chống lại như Giáo Hội đã từng chống lại chính quyền thực dân Pháp và các chính quyền lệ thuộc ngoại quốc.

Từ sau khi chiếm miền Nam, Phật giáo là đối tượng cộng sản cần triệt hạ. Dĩ nhiên Thiên Chúa giáo luôn luôn là kẻ thù chính của cộng sản, nhưng đối với Việt Cộng, thì Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam và các Giáo Hội Cơ Đốc khác, là kẻ thù đã được nhận diện rõ, ngay cả đặc tính phân bố dân cư tập trung trong vùng của giáo dân Thiên Chúa giáo, Việt Cộng dễ kiểm soát, chúng bắt tức khắc những Linh-mục ở giáo xứ nào có manh nha chống đối.

Trên lý luận sử học, Việt Cộng xem Giáo Hội Thiên Chúa Giáo là lực lượng từ bên ngoài, do phong trào chiếm thuộc địa từ Tây phương đem lại. Ngược lại, Phật giáo vẫn là kẻ thù tiềm ẩn, chưa nhận diện hết, cộng sản không thể dùng lý luận dân tộc (ngụy danh) để chống phá Phật giáo, nên Phật giáo là mối bận tâm rất sâu sắc của cộng sản. Cộng sản đã giam Thượng-tọa Thích Thiện Minh đến chết và kết án các Thượng-tọa khác, và đày một số Thượng-tọa ra khỏi số tín đồ đông đảo ở các tỉnh miền Nam. Sống chung với một số Thượng-tọa, Đại-đức, học được thái độ an nhiên tự tại, tôi khám phá ra đó là phương thức sống hay nhất trong nhà tù cộng sản và sau này suốt thời gian dài hơn, khổ hơn, nhục hơn ở các trại cải tạo lao động, càng thấy điều đó rất đúng. Cắt được mọi ray rứt, ân hận, tiếc nuối, mong ước, giữ cho tinh thần thật thảnh thơi càng có sức để chống lại âm mưu hủy diệt của cộng sản bằng những thủ đoạn bỏ đói, bỏ khát, cùm kẹp trong xà lim. Cộng sản chủ trương dùng vật chất để chế ngự con người, thì những người được nuôi dưỡng quen trong các môi trường vật chất, những con người còn nhiều lòng ham muốn, còn nhiều tham vọng càng mau bị đánh gục. Bọn cán bộ cộng sản được giáo dục hận thù, chúng càng thấy người tù khổ sở, đau đớn chúng càng thích thú. Chỉ có giữ cho tinh thần vững mạnh là một phương thức chống cộng sản căn bản nhất trong nhà tù. Chịu sự hành hạ mà không tỏ ra khổ sở, vẫn dửng dưng càng làm cho bọn cán bộ cộng sản tức tối.

Khoảng tháng 8-1977, Mặt Trận Liên Tôn tức Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng 2 do Linh-mục Nguyễn Văn Vàng lãnh đạo bị bể. Cha Vàng và người em là Thiếu-tá Nguyễn Văn Viên cùng tất cả bộ phận đầu não và những người tham gia tổ chức bị bắt gần 100 người. Thiếu-tá Nguyễn Văn Viên là một trong những người Tiểu Đoàn Trưởng kỳ cựu của Lữ Đoàn Dù VNCH. Cha Vàng bị giam ở xà lim 25 khu C-1 và ông Viên giam ở xà lim 11 khu C-2 tại Phan Đăng Lưu.

Thời gian hỏi cung, Cha Vàng và ông Viên được đối xử rất đặc biệt làm ngạc nhiên tất cả tù ở khu C-1 và C-2. Chúng tôi ăn tiêu chuẩn mỗi ngày một khúc khoai mì buổi trưa và 1 chén cơm với nước muối vào buổi chiều, thì Cha Vàng và ông Viên được một tô cơm với thịt hoặc cá và một trái chuối tráng miệng, mỗi ngày trại trưởng đều xuống tận xà lim hỏi han sức khỏe. Tù nhân xì xào bàn tán, người lạc quan thì giải thích là tình hình sắp có chuyển biến nên đối với những người có tên tuổi như Cha Vàng, Việt Cộng phải đối xử đặc biệt – đa số người tù có bệnh lạc quan tếu, ai cũng nghĩ là Việt Cộng sắp phải rút về Bắc và Mỹ sẽ trở lại miền Nam Việt Nam, một tin tưởng rất mơ hồ nhưng đa số tù đã sống với ảo tưởng đó. Họ chỉ tin mà không lý luận. Ai nói ngược lại với niềm tin đó sẽ bị họ kết án là phản lại niềm tin của anh em, đầu hàng và đâm sau lưng chiến sĩ.

Sự biệt đãi hai anh em Cha Vàng kéo dài hơn hai tháng cho đến khi kết thúc hỏi cung. Vụ án ra tòa, ông Nguyễn Văn Viên bị tử hình, Cha Vàng và ông Nguyễn Quốc Bảo, Ủy-viên Quân Sự của tổ chức bị kết án chung thân, những người khác trong Bộ Tham Mưu lãnh án 20 năm. Những người không ra tòa bị đưa đi tập trung cải tạo lao động.

Năm 1982, gặp Cha Vàng ở trại Xuân Phước, tôi hỏi Cha vì sao Cha và ông Viên được “ưu đãi”, Cha Vàng giải thích đó là một thủ đoạn dụ cung rẻ tiền của chấp pháp. Công an đã bắt trọn ổ Mặt Trận Liên Tôn khi Mặt Trận mới ở giai đoạn tổ chức và chỉ mới truyền bá nội san – chúng nghĩ Cha Vàng là một Linh-mục có uy tín và ông Viên là một sĩ quan kỳ cựu, chúng sợ chưa nắm hết được tổ chức. Thay vì đánh đập tra tấn, áp dụng ít có kết quả ở nhiều người bị bắt. Chúng xoay qua dụ dỗ – chấp pháp đề cao Cha Vàng và ông Viên là người có uy tín, nên trước hết xin Cha Vàng và ông Viên cộng tác. Chúng giải thích là vì những khó khăn kinh tế do chế độ cũ để lại, nhiều vấn đề xã hội chưa giải quyết được – có nhiều người chưa hiểu nên đã có những tổ chức chống đối. Chúng giả vờ nói yêu cầu Cha Vàng hợp tác trình bày rõ quan điểm và tổ chức Mặt Trận Liên Tôn. Cha Vàng biết đó là một thủ đoạn dụ cung nên Cha không khai gì hơn những điều chấp pháp đã biết. Hầu hết các tổ chức chống đối đều đưa ra hoạt động cụ thể, mới ở trong giai đoạn tổ chức. Nhóm của Cha Vàng có phổ biến một tờ nội san trong các khu giáo dân Công giáo quanh Saigon. Tổ chức nào có hoạt động thì đều phải ra tòa, những người chủ chốt đều lãnh án chung thân hay tử hình. Đối với sĩ quan hay viên chức chế độ cũ, nếu có hoạt động chống đối có bằng chứng cụ thể, ra tòa hầu hết đều bị kêu án tử hình vì cộng sản xem đó là một trường hợp “tái phạm nguy hiểm”. Pháp chế cộng sản quan niệm luật pháp của họ áp dụng cho cả nước dù là họ không cai trị miền Nam trước 30-4-75 nên người tham gia vào chế độ miền Nam đều là có tội và người không bị xử án hay cầm tù ở các trại tập trung như binh sĩ và nhân viên thuộc cấp đó là trường hợp khoan hồng. Đó là cách giải thích luật pháp cưỡng từ đoạt lý, che đậy chủ trương đấu tranh giai cấp.

Thời gian ở trại giam tôi có được tiếp xúc với một số người trong những tổ chức thành lập sau ngày 30-4-75.

Đây chỉ là một phần nhỏ trong hàng ngàn tổ chức chống Cộng lớn nhỏ đã bị bắt như:

– Phạm Văn Mậu, Nguyễn Văn Chính, vụ nhà thờ Vinh Sơn. Trong tất cả những vụ chống Cộng sau năm 75, cho đến thời gian tôi gặp trong trại, vụ Linh Sơn là tương đối có tổ chức nhất. Nhóm Phục Quốc này có tổ chức một số buổi phát thanh vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 năm 1975. Họ dùng danh nghĩa Thiếu-tướng Nguyễn Cao Kỳ để tuyên truyền kết hợp, tổ chức có in tiền giả để sử dụng. Lúc bị vây bắt ở nhà thờ Vinh Sơn, có kháng cự bắn chết một công an. Vụ Vinh Sơn bị bắt 13 người. Thiếu-tá Nguyễn Duy Tiếp bị bịnh chết trước khi xử án chung thẩm. Ali Hùng án tử hình vì bắn chết công an, những người còn lại án từ 20 năm đến chung thân.

Sau vụ Vinh Sơn, Việt Cộng bắt rất nhiều Linh-mục ở các giáo xứ Saigon đến Biên Hòa, Long Khánh và Bà Rịa, tất cả đều bị giam ở Chí Hòa đến năm 1982 mới đưa ra trại lao động cải tạo Xuân Phước, tức A-20 ở tỉnh Phú Yên, và đến năm 1986 mới có người được cho về. Đa số về đợt cuối năm 1987 và đầu năm 1988.

Tôi gặp anh Dương Trung Can, Trương Quốc Bảo, Mục-sư Phan Tần, tổ chức Việt Tiến. Anh Dương Trung Can là một nghiệp chủ ở Long Xuyên nên kết nạp người từ Saigon đến Long Xuyên và Cần Thơ. Tổ chức bị bắt có cương lĩnh, bài ca, khí tài để lập đài phát thanh. Trừ một người Việt gốc Hoa là Nhiêu Tô đã phản bội cung khai tất cả, được tập trung cải tạo. Những người khác ra tòa, anh Dương Trung Can, Đỗ Vang Lý, Mục sư Phan Tần bị án tử hình, anh Trương Quốc Bảo án chung thân, Linh mục Huyền Linh tác giả bài ca Việt Tiến án hai mươi năm.

Tôi gặp các Luật sư Trần Danh San, Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao trong tổ chức “Ủy Ban Nhân Quyền”. Tổ chức này còn có Luật sư Nguyễn Hữu Doãn và nhà báo Huỳnh Thanh Vị. Tổ chức mới hội họp, ủy cho anh Trần Danh San soạn tuyên ngôn nhân quyền và tuyên cáo sự vi phạm nhân quyền của Cộng Sản Việt Nam. Tổ chức chưa được hoạt động gì thì bị bắt. Trừ Luật sư Nguyễn Hữu Doãn được bạn thân là Hoàng Phủ Ngọc Phan bảo lãnh cho về từ trại tạm giam – những người khác đều bị đưa đi trại lao động cải tạo.

Các anh Phạm Văn Tường, Nguyễn Văn Tân, Trương Văn Quới, tổ chức Mặt Trận Toàn Dân Chống Cộng. Anh Tường Thượng sĩ Cảnh Sát, hai anh Tân và Quới là Thượng sĩ Quân Cụ. Anh Tường có nói về mật khu ở Phương Lâm nhưng tôi không tin điều đó có thật.

Các anh Nguyễn Văn Lạc, Lê Văn Thương, Thiếu tá Lê Văn Bằng, Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia – anh Bằng sĩ quan nên bị đưa ra khỏi trại tạm giam 1977, tôi không còn gặp. Các anh Lạc, Thương đưa đi cải tạo án tập trung, anh Lê Văn Thương chết ở trại Xuân Phước năm 1983.

Các anh Huỳnh Ngọc Diệp, Nguyễn Trung Thạch, Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết. Đặc biệt Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết chủ trương cộng tác với những người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để chống lại Cộng Sản Bắc Việt. Trong khi tổ chức của các anh đã “móc nối” với Đại tá Nam Thành, Trưởng Ban Chấp Pháp Sở Công An Thành Phố nên bị bắt gọn.

Tôi gặp các anh Nguyễn Văn Ninh và Trần Văn Phương trong Binh Đoàn Lê Văn Duyệt, Thủ lãnh Binh Đoàn Lê Văn Duyệt là ông Khổng Trung Lộ. Binh đoàn chủ trương tổ chức lực lượng quân sự nòng cốt là các khu công giáo để đấu tranh lật đổ chính quyền. Ông Khổng Trung Lộ bị án tử hình.

Tổ chức thành phần thứ ba của ông Bùi Ngọc Phương gồm các ông Vũ Đăng Dung, Thủ-lãnh Luật Sư Đoàn Miền Trung; Nguyễn Văn Hiếu, thông dịch viên làm Tòa Đại Sứ Mỹ; Kỹ-sư Phạm Tá, chủ tiệm nhuộm ở đường Lê Thánh Tôn; ông Bùi Minh Đức tức Ôn Hòa Hiệp; Nguyễn Cao Thanh, Giáo-sư Đại Học Phương Nam; Lương Thiện, Giáo sư Hoa ngữ; Đoàn Công Lập, cựu Trưởng-ty Cảnh Sát Thừa Thiên. Do sự thúc đẩy của Đoàn Công Lập, ông Bùi Ngọc Phương tự xưng là thành phần thứ ba đánh điện tín ra Hà Nội đòi Phạm Văn Đồng thi hành Hiệp Định Paris hòa hợp hòa giải dân tộc.

Đoàn Công Lập cán bộ cộng sản hồi chánh, gia nhập Đảng Đại Việt hệ phái Hà Thúc Ký, được làm Ty trưởng Cảnh Sát Thừa Thiên Huế thời kỳ miền Trung tranh đấu. Lập không đi cải tạo và được Sở Công An Thành Phố giao phó tổ chức chống Cộng giả để bắt nhiều người. Lập và con trai là Đoàn Công Việt“bị bắt” và được thả ra khỏi trại giam nhiều lần trong những tổ chức phản động khác nhau. Những người trong tổ chức Bùi Ngọc Phương đi lao động cải tạo. Ông Lương Thiện chết năm 1981 và ông Bùi Ngọc Phương chết năm 1984 ở trại Xuân Phước.

Việt Cộng triệt tiêu kẻ thù bằng nhiều mức độ, hoặc tiêu diệt nếu bị đánh giá là nguy hiểm cho chế độ, hoặc vô hiệu bằng cách cầm tù, hoặc khuất phục những thành phần ít nguy hiểm hơn phải đầu hàng không còn hành động chống đối nữa.

Sau khi chiếm miền Nam, cộng sản tập trung những sĩ quan viên chức chế độ cũ, các đảng phái chính trị, xong chúng mở chiến dịch nhắm vào các nhà văn, nhà báo, các lãnh đạo tôn giáo và các nhà tư sản.

Vấn đề an ninh chính trị là số một của cộng sản. Lực lượng công an là sức mạnh chính, là cánh tay bạo lực để trấn áp. Mai Chí Thọ chỉ huy khoảng 100 ngàn công an rải khắp mọi nơi tại Saigon-Gia Định.

Các phong trào Phục Quốc thời gian đầu đều xuất phát từ Thủ Đô Saigon cũ. Hầu hết đều bị bắt ngay trong giai đoạn đầu tiên, tức giai đoạn mới tổ chức.

Ngoài ra, Mai Chí Thọ còn cho nhân viên công an đứng ra tổ chức những Mặt Trận chống đối giả hiệu, nhân viên công an chìm cũng đi rỉ tai móc nối. Những ai nghe theo chúng bắt nhốt hết, người nào dè dặt không nhận lời tham gia, cũng bị bắt vì không tố cáo người chống chính quyền. Theo luân lý và luật pháp của cộng sản, một người dân được xem là tốt khi người đó biết đấu tranh với kẻ khác để bảo vệ chế độ cộng sản; biết rình mò hay tố cáo hành động hay tư tưởng người khác với công an. Ai cũng có thể bị bắt vì tội danh phản động. Phản động là một từ ngữ mơ hồ cộng sản dùng để chỉ người khác giai cấp kể cả nhân vật lịch sử sống trước thời Karl Marx. Người nào bị bắt cũng đều có tội, vì “đảng và nhà nước không bắt lầm”.

Mục đích của những tổ chức phản động ma do công an lập ra để:

– Bắt tất cả những người dám chống đối và còn tư tưởng chống đối.

– Làm cho những người không thích chế độ phải khuất phục, mất sức đề kháng.

– Làm cho những phong trào chống đối trở thành kém nghiêm túc như một trò khôi hài để người dân không còn ngóng trông gì ở lực lượng đối kháng.

Trong một chế độ dân chủ thực sự, chính quyền tạo mọi cơ hội để người dân tham gia chính trị, trực tiếp là ứng cử viên các chức vụ hiến định, hoặc đi bầu cử để lựa chọn người đại diện, hoặc phát biểu ý kiến công khai trên báo chí, trực tiếp đề nghị ý kiến với viên chức chính quyền kể cả Tổng Thống là chức vụ dân cử cao nhất, tự do biểu tình để bày tỏ thái độ, lập trường v.v…

Các chế độ phản dân chủ đều không muốn người dân tham gia vào sinh hoạt chính trị. Chế độ quân chủ, chế độ thuộc địa tổ chức những trò chơi, cờ bạc, rượu chè, hút xách để người dân thụ hưởng. Chế độ độc tài qui định sự tham gia chính trị của người dân vào một hành động duy nhất là hoan hô lãnh tụ và ca tụng chế độ. Có dân chủ hay không là tùy mức độ tham gia chính trị của người dân. Phi chính trị là một thái độ tiêu cực mà chính quyền độc tài mong muốn. Xã hội Việt Nam trải qua quá nhiều biến cố trong một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, mọi người dân ở bất cứ tuổi tác nào cũng bị chính trị chi phối; nhưng càng ngày thái độ phi chính trị càng phổ biến.

Có một thời đi làm cách mạng, làm chính trị là một hành động cao cả được ngưỡng mộ. Rồi từ ngữ cách mạng bị lạm dụng, một hành động lừa thầy phản bạn, tranh giành quyền lợi cá nhân cũng tự xưng là cách mạng. Một tổ chức lừa đảo, trấn áp, câu thúc, bóc lột toàn dân, biến đảng viên thành những con người đầy thú tính, đê tiện giành độc quyền từ ngữ cách mạng.

Ý nghĩa tốt đẹp của hai chữ chính trị cũng biến mất. Chính trị trở thành một hành động thủ đoạn lừa lọc. Người ta không còn nghĩ là làm chính trị là để đem khả năng ra phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Người ta chỉ nghĩ đến chính trị có nghĩa là tiêu diệt nhau để nắm quyền lực, gom góp quyền lợi, chính trị trở thành đáng sợ đáng ghét.

Năm 1977, cộng sản ban hành nghị quyết 228 nhằm càn quét tất cả những lực lượng đối kháng ở Saigon và các thành phố miền Nam. Nhà tù không có chỗ nhốt người, các trại tập trung mọc lên như nấm ở khắp nơi – chúng đã thành công ở giai đoạn đầu trong mục tiêu trấn áp.

Thái độ phi chính trị của người dân là một mục tiêu mà cộng sản đã đạt được. Không tham gia, không ủng hộ, người làm chính trị trở thành một hành động đồng lõa với cộng sản.

Dân chúng đã mất niềm tin, các cuộc vận động chính trị trở nên rất khó khăn. Người dân đã chán ghét chế độ cộng sản, muốn nó bị lật đổ, nhưng lại nghi ngờ đối với những thành phần đối kháng. Đây là một nguy cơ cho tương lai của Việt Nam – một khó khăn cho những người có hoài bão chống cộng xây dựng đất nước. Làm thế nào có thể lấy lại niềm tin của toàn dân?

Trước hết phải quan niệm lại việc làm chính trị, nếu không lấy lại được tính cao thượng của hành động này thì ít nhất phải xem đó là một đối tượng của người làm chính trị cần phải được tôn trọng không bị đánh lừa, ít ra người làm chính trị phải thấy là người dân Việt Nam hiện nay đã rất trưởng thành, ngoài việc giáo dục văn hóa được phổ cập nâng trình độ nhận thức của họ lên. Những diễn biến chính trị trong suốt mấy chục năm qua, nạn nhân chính là người dân, nên họ rất có nhiều kinh nghiệm, có nhận thức sắc bén và không để cho tiếp tục bị lừa.

Hồ Chí Minh thành công nhờ lừa lọc, thủ đoạn gian trá. Ông ta chết rồi, ông ta cũng mang theo những thủ đoạn chính trị xuống mồ.

Bài học Hồ Chí Minh gian manh lừa lọc những lãnh tụ quốc gia cứ ám ảnh các người làm chính trị – nên ai bước chân vào con đường chính trị cũng nghĩ là chính trị cần có thủ đoạn.

Thủ đoạn, mưu lược rất cần thiết, nhưng phải đặt trên quan niệm là để đạt được mục tiêu cao thượng là phục vụ dân tộc. Hãy trả lại cho chính trị ý nghĩa nghiêm túc của nó. Làm chính trị phải từ tấm lòng yêu nước, thương dân, muốn phục vụ cho sự tiến bộ và hạnh phúc của con người. Hiện nay, sau một lần thua đau, chúng ta có thì giờ để chuẩn bị ngay từ đầu, không phải vá víu và không còn phải đứng giữa nhiều kẻ thù. Hiện tại, chúng ta chỉ còn có kẻ thù trước mặt là cộng sản độc tài – nghèo đói và lạc hậu. Nghèo đói và lạc hậu cũng chỉ là hậu quả của chế độ cộng sản đem lại.

Tổ chức đối kháng bị bắt thật nhiều, nhưng những đặc điểm chung là:

1- Chỉ mới giai đoạn tổ chức kết nạp, chưa có hành động chống đối cụ thể.

2- Không có phát động đồng đều trong một vùng rộng lớn, chỉ mới ở giai đoạn lẻ tẻ.

3- Không có kế hoạch bảo mật nên bị cộng sản phát hiện từ trong trứng nước – thường là kết nạp phải trinh sát của công an vào tổ chức.

4- Chỉ tổ chức ở thành phố, không nghĩ đến tổ chức mật khu an toàn để chiến đấu. Một số người nói về số quân trong rừng hay mật khu chỉ là sự khoa trương để gây uy tín, cũng như mượn danh một số tướng lãnh cũ đều nhằm mục đích đó mà không có thực.

Sở dĩ Saigon thường nhắc các mật khu vì sau 1975, ở vùng núi non có một số tàn quân còn hoạt động trước khi bị tiêu diệt. Vùng Bàu Cá có một số tàn quân do Linh mục Hiệu ở Long Khánh chỉ huy. Khởi đầu trú quân tại vùng Bàu Cá, sau rút về đông bắc Long Khánh, trên đường di chuyển vào dịp Tết Bính Thìn đã tấn công vào huyện Kiệm Tân, đốt kho lương thực gây chấn động Saigon; trên đường rút lui về Long Khánh đã bị Việt Cộng hành quân vùng Phương Lâm tiêu diệt. Linh mục Hiệu bị bắt, lãnh án tử hình, số tàn quân còn lại cải tạo tại Z-30A.

– Vùng Dốc Mơ Gia Kiệm và Phương Lâm, có đơn vị tàn quân do Thiếu-tá Tài chỉ huy hoạt động từ năm 1975. Trong năm 1976, Việt Cộng dùng cả sư đoàn hành quân càn quét tiêu diệt.

– Một số anh em binh sĩ không chịu đầu hàng rút vào hoạt động tại khu Thị Vãi, Long Lễ ở Phước Tuy sau cũng bị tiêu diệt.

Để lập công, tên Luật sư Cảnh dựng nên vụ án Sông Vĩnh, hắn cho tổ chức những đường dây đưa người vào mật khu. Ở Saigon, nhiều thanh niên nóng lòng chống Cộng tham gia. Đầu tháng 6 năm 1976, trong ba ngày liên tiếp, công an thành phố chặn tất cả xe đò, xe lam đưa người từ Saigon đến Sông Vĩnh Phước Tuy, bắt gần 200 người.

Tháng 12, chúng tôi được chuyển trại về Chí Hòa. So với trại giam ở Sở Công An Thành Phố và Phan Đăng Lưu, trại Chí Hòa cũng thoải mái hơn nhiều. Phòng được xây cao, những chấn song sắt và các hành lang rộng, gió vào lồng lộng, ban đêm nằm chật ních người vẫn lạnh.

Trại giam Chí Hòa cũng phân biệt nhiều loại tù, đối xử khác nhau. Các sĩ quan trình diện từ các trại lao động đưa về ở khu DE, mỗi ngày được xuống ô đánh bóng chuyền một lần, sau đó được tắm rửa. Tù mới bị bắt, mỗi tuần được tắm hai lần, mỗi lần mười lăm phút. Tù bị án tử hình bị cùm chân tay suốt ngày đêm trên tầng thứ ba dãy khu FG. Vào ngày thứ ba, trong khi xách nước để dự trữ vệ sinh và dọn phòng, một số anh em trẻ dùng nước vừa tắm dội thật nhanh trên người để lấy nước rửa phòng một thể. Nhưng sáng kiến đó không được chấp nhận; tên Châu, tù thường phạm, làm trật tự báo cáo trực trại nên phòng bị phạt cấm lấy nước. Phòng nhốt hơn 40 người chỉ có một nhà cầu mà không được cấp nước giội rửa mỗi ngày thì thật là tai hại. Chỉ qua ngày thứ hai là phân và nước tiểu tràn ra hôi thối nồng nặc.

Cả phòng xôn xao, mỗi người một tiếng ồn ào ô hợp, cuối cùng những anh tù trẻ hăng lên la lối đòi trại phải cấp nước. Cộng sản cho đó là một cuộc đấu tranh, điều tối kỵ trong tù của cộng sản. Cán bộ cộng sản có nhiều kinh nghiệm về ở tù. Trong tù họ luôn tìm dịp để đấu tranh. Đấu tranh là một hình thức để rèn luyện cán bộ, tạo gắn bó và tinh thần kỷ luật của cán bộ trong tù. Đấu tranh để nuôi dưỡng ý chí không bị đời sống khổ cực, buồn tẻ, chán nản trong thời gian ở tù hủy hoại. Từ kinh nghiệm đó, khi giam giữ tù, cộng sản triệt hạ tất cả những mầm mống đấu tranh, nhất là những cuộc đấu tranh có tổ chức. Anh em la lối làm cả ban giám thị, gồm cả trưởng khu tên Trung-úy Trạc chạy xuống với súng ống để đàn áp. Anh em trình bày sự việc, và trước sự kiện hiển nhiên chúng cũng thấy rõ là phòng giam bốc mùi hôi thối ra đến bên ngoài. Tên Trạc hứa cho mở phòng đi lấy nước đặc biệt. Vấn đề tưởng như vậy là đã được giải quyết một cách bình thường. Phòng chuẩn bị những người để chờ mở cửa đi xách nước. Nhưng đến khi mở cửa không những để đi lấy nước, tên trưởng khu còn gọi tôi đi làm việc. Mới ra khỏi cửa phòng, hắn đã ra lệnh cho tên trật tự còng tôi lại, dẫn về đầu cầu thang lên xuống của khu, xong tên Châu đẩy tôi vào trong góc tường và đánh đá túi bụi.

Tôi la to để các phòng ở cạnh nghe biết tên Châu đánh tôi, tên Trung-úy Trạc giả như không biết sự việc tôi bị đánh, ra lệnh cho tên Châu đưa tôi lên nhốt ở xà lim kỷ luật ở phòng trên.

Ngoài dãy xà lim ở trước khu DE và dãy xà lim ở dưới ô, tại mỗi chân cầu thang ở Chí Hòa có ba xà lim kỷ luật. Đã bị cùm ở xà lim các trại giam tưởng đó là địa ngục nhưng so với xà lim kỷ luật, xà lim tạm giam là thiên đường vì ở đó mỗi phòng đều có cầu tiêu và vòi nước, có nước uống, có một bục xi măng để nằm cao ráo. Xà lim kỷ luật bốn bề vuông vức khoảng 2m, tối tăm bẩn thỉu. Phòng giam nồng nặc mùi phân và nước tiểu. Tên Châu loay hoay mở khóa để còng chân tôi, cánh cửa được mở rộng có ánh sáng, tôi thấy cái thùng đựng phân ngay giữa phòng, đầy tràn ra ngoài nhớp nháp. Cố ém hơi để mùi hôi thúi hết xông vào mũi, vào mồm, tôi đảo mắt để có thể tìm một chỗ có thể nằm được, để khỏi dùng tay mò mẫm khi cửa đóng tối lại. Thời gian ở tù cũng đã hơn một năm, tôi rút được kinh nghiệm, phải chấp nhận những gì xảy đến, có oán than cũng không ích lợi gì, vì ở trong tù, nhất là bị giam kín trong xà lim, người tù hết còn làm gì được, mọi phương tiện đều tối thiểu, mọi khả năng đều bị tước đoạt – chỉ còn có chịu đựng không trách móc, than thở là điều tốt nhất. Cái cùm sống, tức là không đóng chặt một chỗ nên tôi có thể mang cùm đi lại trong phòng. Không chỗ nào có thể nằm được, phân và nước tiểu tràn ra cả lớp ướt nhão nhoẹt, chỉ còn ở sát bên tường xà lim là hơi khô, có thể ngồi thu mình dựa lưng vào để nghỉ ngơi hoặc là có thể ngủ. Cố gắng trấn áp cơn buồn nôn dâng lên tận cổ, cuối cùng đành chịu thua, mùi thối cứt lâu ngày, nó lợm trong cuống cổ, khi không kềm được nữa phải mửa thốc tháo, mửa đến hết tất cả những gì còn ở trong bụng ra đến khi miệng đã hết lớp chua đến đắng, biết là đã ói mửa đến mật. Hết còn gì để ói nữa, cái bao tử vẫn trạo trực dâng lên những cơn co thắt và cái cổ nấc cụt. Tôi nghe tiếng la lối ở dưới nhà. Cố phân biệt tiếng la của Đoàn Kế Tường, Trần Nhật Tân, Dương Đức Dũng. Không phải chỉ mình tôi bị đánh ghép tội sách động mà cả số bạn trẻ trong phòng cũng bị bắt đánh sau tôi.

Tên trưởng khu Trạc muốn đánh chúng tôi, nhưng hắn sai tên Châu trật tự đánh để chối trách nhiệm. Tuy là công an với nhau, nhưng bọn cán bộ cũng chia ra nhiều ngành có nhiều mâu thuẫn vì quyền lợi không đồng đều. Bọn cai tù không ưa bọn chấp pháp, vì chấp pháp làm việc ít và nhiều quyền hơn, cũng như bọn vệ binh ít quyền lợi nhất nên không ưa bọn khác. Nhưng tổ chức của Cộng Sản chặt chẽ, qui định trách nhiệm nặng, nên tên nào cũng phải thủ nguyên tắc.

Ở xà lim gần nhau, tôi và Tường đều mệt mỏi và thấm đòn, chúng tôi chỉ dặn nhau dứt khoát không nhận tội gì cả, và phản ứng chuyện bị đánh bằng cách xin làm việc với chấp pháp. Chúng cho gặp thì chính thức phản đối, nếu không cho gặp thì cũng hy vọng là với phản ứng mạnh mẽ, sau này chúng sẽ bớt đánh thêm. Chúng tôi không muốn để chúng đối xử như một người tù thường phạm muốn đánh đập lúc nào thì đánh, dù phản ứng có thiệt hại nhiều cho cá nhân, hồ sơ cải tạo có bị ghi thêm nhiều nốt đen bởi những lời phê thái độ cải tạo xấu.

Suốt đêm không ngủ được. Những con gián bò nhột nhạt ở hai chân, bò lên cả mặt. Tôi suy nghĩ về trường hợp của chúng tôi. Rõ ràng là tên giám thị Trại cố tình bắt chúng tôi ra mà đánh. Sự việc vừa xảy ra, tên Trạc xuống đã bắt tôi đi. Như vậy có thể là do hồ sơ của tôi lúc mới bị bắt, tên Đỗ Hữu Cảnh ghi vào cuối biên bản, thái độ của tôi lúc bị bắt là bình tĩnh và tỏ ra ngoan cố. Lời ghi chú đó đã làm cho tôi bị cùm mấy tháng trong xà lim sở công an, bây giờ đến trại mới, cái lời ghi đó tiếp tục có tác dụng. Chỉ có lời ghi thái độ ngoan cố lúc bị bắt mà tôi phải nhiều lần bị giam cùm trong xà lim, có những lúc tôi thật sự không làm gì cả, nhưng trại có lộn xộn, y như rằng nếu không tìm ra thủ phạm thì tôi phải nằm trong số những người bị bọn giám thị còng đầu tiên.

Ngày hôm sau tôi lại được gọi ra làm việc. Mở còng cho tôi là một người trật tự khác, cũng thường phạm. Vừa mở còng hắn nói nhỏ:

– Em tên Minh, lính không quân cũ, hôm qua thằng Châu đánh các anh, tụi em về có chửi nó, thằng đó ngu nhưng biết hối hận, anh thông cảm.

Qua giọng nói, tôi biết Minh nói thật, đa số người tù thường phạm rất xốc nổi, họ sống theo bản năng nhiều hơn lý trí, ngoài đời hay đối với nhau rất hung bạo, nhưng vào tù rất sợ bị đánh cùm và sẵn sàng làm tay sai cho cán bộ, bọn Cộng Sản rất kinh nghiệm, trong các trại tù, nhốt chung giữa chính trị và thường phạm, chúng rất nâng đỡ tù thường phạm để sử dụng làm tay sai. Tù chính trị ít người chịu làm công việc đê hèn đó.

Tôi nói với Minh:

– Tôi hiểu các anh làm nhiệm vụ.

– Anh hiểu vậy tụi em mừng rồi, nhưng đáng lẽ thằng Châu được lịnh, nó chỉ nên đánh nhẹ, đằng này em biết nó đánh mấy anh đau lắm. Anh nhớ uống nước muối để tránh bịnh hậu.

– Thôi đừng áy náy Minh, tôi biết phải làm gì.

Ra khỏi xà lim, tôi thấy tên Trạc đứng ở xa nhìn lại, hắn dùng cái khăn bịt mũi vì thối quá.

Làm việc với tôi là một tên Thiếu úy người miền Nam, hắn tự giới thiệu là Thành. Cán bộ miền Nam rất hiếm trong hàng ngũ công an.

Vừa chỉ ghế cho tôi, hắn nói:

– Tôi làm việc với anh vì việc anh sách động đấu tranh. Chống lại trại giam tức là anh đã chống lại cách mạng.

Thấy hắn cả vú lấp miệng em, tôi đáp:

– Báo cáo cán bộ, tôi không đấu tranh và cũng không sách động ai cả. Chúng tôi không ai sách động hay thúc đẩy người khác được – mỗi người đều tự ý hành động. Tôi phản đối là tôi đã bị đánh đập, cán bộ chấp pháp đã xác nhận nhiều lần là chúng tôi được tôn trọng phẩm giá, không bị đánh.

Hắn vẫn ràng buộc lời nói:

– Anh khỏi phản đối, người đánh anh là trật tự, cũng là tù, chúng tôi đã thay đổi công tác, cán bộ thi hành đúng chính sách không đánh đập ai hết. Đó là tù đánh tù. Anh không sách động mà khi bắt anh đi rồi, có bọn thằng Tân, thằng Tường, thằng Dũng la đòi thả anh ra, chúng tôi bắt bọn đó, thì bọn thằng Quách Diệu Định, Vũ Hùng Cương tuyệt thực.

Chuyện thành lớn. Việt Cộng thiện nghệ về tổ chức nên rất ghét hành động có tổ chức. Tự phát chúng không sợ nên xử phạt nhẹ, hành động chứng tỏ có tổ chức chúng phạt rất nặng. Nhưng dù sao, chuyện cũng đã xảy ra rồi. Và anh em làm như vậy cũng hay, vừa có tình với nhau, dù ở nhiều nơi họp lại sống chung với nhau có hai ngày. Vừa chứng tỏ khí thế đề kháng sẵn có trong mọi người.

Tôi vừa suy nghĩ vừa trả lời tên cán bộ Thành:

– Báo cáo cán bộ, chúng tôi mới ở chung với nhau hai ngày, có người chưa kịp nói chuyện với nhau. Việc xảy ra vì phòng thối quá không chịu được, và anh em làm theo phản ứng tự nhiên.

– Các anh lợi dụng sơ hở là đấu tranh, việc của phòng phải để cho trưởng phòng trình lên cán bộ, đằng này các anh đã gây náo loạn cả trại. Anh biết gây náo loạn trại, các anh đã phạm tội gì không?

Tôi tránh né:

– Báo cáo, tôi không gây náo loạn, trong phòng đã đề nghị trưởng phòng làm nhiệm vụ, trưởng phòng từ chối, nên mới xảy ra sự việc.

– Anh biết những người nào la to nhất không?

– Báo cáo, tôi không biết gì cả, lúc đó phòng đông, ai cũng nhao nhao lên tiếng, chỉ có một vài người lớn tuổi ngồi im lặng, thế mà tôi bị bắt ra trước tiên hết.

Hắn lại bắt câu nói của tôi để bẻ quặt câu hỏi:

– Thế là anh bảo anh oan à, cán bộ bắt oan anh à, cán bộ là đại diện cho đảng, đảng không bao giờ sai lầm cả. Anh trả lời không biết, không biết, không nghe, không thấy à, tôi biết chủ trương bao che của các anh… làm như vậy làm sao học tập tiến bộ, làm sao anh về được.

Lại nghe điệp khúc cán bộ là đại diện của đảng, chống cán bộ là chống đảng, hay là đảng không bao giờ sai lầm nên cán bộ không bao giờ sai, không bắt người sai. Lý luận một chiều ngu xuẩn đó cứ hết tên này nhắc, tên khác nhắc như vẹt.

Sau khi viết lý lịch của tôi vào biên bản, đến mục can tội ghi “sách động chống đối” tôi không ký vào biên bản. Nên hắn tức giận nói:

– Anh vẫn một mực ngoan cố, không tiến bộ, anh cần phải suy nghĩ nhiều nữa.

Hắn giao tôi lại cho cán bộ Trạc đem tôi về xà lim. Xà lim đang được dọn vệ sinh nên hắn đưa tôi vào cùng phòng với Đoàn Kế Tường. Tôi nằm được một lúc thì Đoàn Kế Tường cũng được đưa về phòng. Tường cũng bị ghép tội sách động đấu tranh và cũng không ký biên bản.

Anh em đã tuyệt thực, vụ này thành lớn chuyện, chắc chắn chúng tôi sẽ bị giam lâu. Có những việc muốn tránh cũng không được, tốt hơn là chấp nhận nó với thái độ tự nhiên, còn hơn là than trách.