Trung Học Phan Châu Trinh

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active

 

PK LopTraiNuDocNhat PCT V

Thơ: Kim Thành

Còn đâu nữa những giờ chờ lên lớp

Tiếng trống dồn rộn rã giục hồn ta

Mắt nhìn gần nhưng lại thấy thật xa

Bởi trí tưởng len qua từng cửa lớp 

Còn đâu nữa sách thơm màu hạ trắng

Nắng hanh vàng ôm ấp lụa Hà Đông

Giọng vang vang thong thả nhã tơ tằm

Đem mộng ước ươm mầm non hy vọng 

Cô giáo trẻ ngày xưa là tôi đó

Bỏ dòng sông thơ mộng tuổi học trò 

Sân khấu hội trường tiếng gọi líu lo

Làm người lớn băng đèo về xứ Quảng

Mây lãng đãng trôi theo cùng năm tháng 

Mái tóc dài gởi lại đất Thần Kinh

Đại học hẹn hò giờ cũng làm thinh

Không níu được bước chân đời chấm phá

Tóc ngắn giày cao phấn hồng tô má

Tôi vào đời vội vã chút hư hao

Nghe xôn xao chim vỡ tổ gọi đàn

Hồn mở rộng tình xanh như lá thắm

Thương thương lắm bảng đen mờ bụi phấn

Mắt thơ ngây ẩn hiện bóng Thiên thần

Bỡ ngỡ, đợi chờ, nghịch ngợm, vu vơ

Là tất cả bài ca dao một thuở

Những học trò tôi bây giờ bên nớ

Có mơ về tình tự đã xa bay

Có cùng trăng khơi giấc mộng vơi đầy 

Hòng kỷ niệm thăng hoa đời viễn xứ

Ngày trở lại quê hương buồn tư lự

Cây phượng hồng đợi gió đứng chơ vơ

Thật hay mơ sao ta thấy hững hờ

Niềm thông cảm sao chừng như chẳng có 

Cô giáo trẻ ngày xưa là tôi đó

“Phấn trắng bảng đen in dấu một đời 

Kim Thành 

April/2006

PK HopmattaiCaoNguyenQuan V

TDT chuyển đến

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

Chiều hôm nay trên hành lang lớp học

Anh lang thang tìm kiếm một mùa xuân

Mấy mươi năm bên cửa lớp sân trường

Anh còn gì ? Hỡi tình yêu bé bỏng

 Bỗng bất chợt thấy lòng mình như sóng

Trôi miên man với nhớ bến nhớ bờ

Ngày tháng qua theo con nước lững lờ

 Anh còn gì ? Ơi người thầy tội nghiệp

Mùa hè cứ qua, muà thu cứ tiếp

Anh bảng đen và phấn trắng muôn đời

Ân nghĩa đầu môi chót lươĩ mất rồi

Anh còn gì ? Ờ, mái đầu bạc trắng

ThayTDTang01R

Anh ở đó như con tằm nhả tơ

Dệt tương lai cho lớp lớp học trò

Học trò ra đi cùng trời cuối đất

Anh một mình bên cửa lớp trơ vơ

Truong PCT 02

Mái ngói tường kia rêu phong mấy phen

Hồn anh cũng rêu phủ khắp trăm miền

Nghe nhạt nhoà theo từng  trang sổ điểm

Bục giảng âm thầm nhớ nhớ quên quên

Cây cỏ sân trường cùng anh lớn lên

Chia sẻ cùng anh bao nỗi vui buồn

Cỏ cây  vô tri còn anh thao thức

Thấy cả đời mình như tấm bảng đen

12 - 1994

Trần Hoan Trinh

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 images807670 thanh lap truong

Những Ngày Phan Châu Trinh

Thơ: YLA  Lê Khắc Ngọc Quỳnh 

Hải Vân mây trắng tìm nhau,

Sương mờ lãng đãng trôi mau đỉnh đèo,

Chiếc khăn quàng tím nhẹ theo,

Hơi thu nhuốm gió heo may trở về,

Mắt buồn, mi chớp, gió nghe,

Nao nao đếm tiếng giờ đi kéo dài,

Dòng xe lên xuống hải đài,

Biết sao lòng kẻ ai hoài chờ mong

Thứ bảy nầy, thứ bảy trông,

Một tuần đằng đẳng Huế chong đèn chờ,

Mây mù tím lạnh trời cao,

Lắm lúc gặp Huế trăng sao đã đầy.

starbar

 Phan Châu Trinh Ngày Ấy

YLA Lê Khắc Ngọc Quỳnh 

DeoHai VanR

 

Hải Vân, Đà Nẵng, Châu Trinh,

Ai cho tôi những tháng ngày dễ thương,

Tìm đâu nơi chốn học đường,

Tình còn trẻ mãi vấn vương tháng ngày 

Trường xưa thuở ấy thưa cây, 

Phượng xưa chưa đủ là gầy còn xanh,

Sân xưa chưa bước cát vàng, 

Lớp xưa hai dãy hàng ngang tường vàng,

Thứ hai nhẹ bóng cờ bay, 

Những tà áo trắng ngát đầy hương thơ,

Mắt ai thơ thẩn dại khờ,

Những ngày xưa ấy mong chờ đừng trôi,

Bao nhiêu năm đã qua rồi,

Nhớ về trường cũ bồi hồi nhớ thương …

 starbar

 Trường Phan Châu Trinh

Viết cho những học sinh của buổi “đầu đời “ dạy học 

Y-La Lê-Khắc  Ngọc-Quỳnh

 

Hải Vân vời vợi mây xanh,

Ngàn cây hoa lá nắng hanh đợi chờ,

 Xứ Đà có con sông thơ,

Qua dãy phố ngắn là trường Châu Trinh,

Bỡ ngỡ, tôi nói một mình,

Xin cho tôi được vuông tròn mộng mơ,

Giữa sân trường Phan bơ vơ,

Hàng cây phuợng nhỏ đang chờ nắng lên,

Sân trường cát trắng mênh mông,

 Cho đôi chân dại ngập ngừng âu lo,

Từ giã áo trắng học trò,

Tôi ôm theo mộng làm cô giáo người,

Lần đầu vào lớp, trời ơi,

Các em đứng dậy mà tôi lạ lùng,

Nhìn em bối rối cả lòng,

Tôi e ấp nói: “… lần đầu gặp nhau,

“Xin là người bạn tâm giao…”,

Rồi thôi … e lệ… tôi như… học trò,

Mà cả lớp là thầy cô,

Bên tiếng cười trẻ, má cô hồng đào,

Thẹn thùng tôi cúi xuống chào,

Giờ đầu bài dạy, sao dài ba thu,

Thế mà ngày tháng qua mau,

Ba năm ở đấy giấc mơ đẹp ngời,

Trường Phan tôi nhớ mãi hoài,

Bên người trò nhỏ, người em buổi đầu,

Thời gian trôi đã bao lâu,

Chúng tôi gặp lại mái đầu điểm sương,

Phan Châu Trinh, buổi tơ vương,

Những người xưa ấy dễ thương đến giờ,

Cho nên kỷ niệm thành thơ,

Niềm an ủi lớn, những giờ ly hương.

DanangBeach

Y-La Lê-Khắc  Ngọc-Quỳnh

(Toronto, 1997)

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active

 

(Trình bày trong Đại Hội ngày  5-7-2009)

Kính thưa Quý Thầy Cô

Cùng các bạn Đồng môn thân quý,

Trong buổi gặp mặt hôm nay bên cạnh hoài niệm nhắc nhở cựu học sinh Phan Châu Trinh , chúng ta nhận thấy ra một điều kỳ diệu rất đổi cảm động và đáng tự hào ...Bởi từ mái trường ấy đã có những Thầy, Cô hiện thân nơi lớp học trong cuộc sống những nhân cách cao quý của một thế hệ Người Dạy Học, mà nay sau hơn 30 năm sau 1975 , chúng ta có thể khẳng định mà không sợ phần chủ quan quá độ .

Đã có một lần nơi Miền Nam ở Việt Nam hằng hiện diện một tầng lớp những nhà giáo dục hiện thực qua nhiều thế hệ Người Thầy kiến tạo nên cho xã hội những Học Trò biết sống xứng đáng với phẩm giá cao quý Con Người .

Thế nên , nhân buổi lễ này chúng tôi xin được nhắc nhở danh tính tôn quý của hai Người Thầy từng có mặt trên bục giảng của Trường Phan Châu Trinh và đã tạo dựng nên những học trò tốt, xứng đáng với danh hiệu của ngôi trường mang tên Nhà Cách Mạng Lớn của Dân Tộc Việt – Phan Châu Trinh, mà đến thế kỷ 21 này với tình hình của Việt Nam hiện tại, lý tưởng chủ đạo và phương thức hành động của Người vẫn còn nguyên giá trị trong thực tế lẫn lý luận .

Trước tiên là  Thầy Trần Đình Quân , Giáo Sư Phan Châu Trinh , Trưởng Đoàn Du Ca Đà Nẵng suốt một thời gian dài từ  1961 trong những ngày quê nhà vọng tràn tiếng súng , và lòng người luôn nặng chĩu băn khoăn cho đến 30 tháng 4 , 1975 . Thầy , trò , cùng ngôi trường một lần hứng chịu cảnh nổi trôi .

GiaoSu TranDinhQuan

Thầy Trần Đình Quân mất đi sau cơn bạo bệnh kéo dài suốt một thập niên  (1993 – 2003) tại Nam Cali . Nhưng sau lần trở về nơi chốn vĩnh hằng , Thầy đã để lại cho những người học sinh Phan Châu Trinh nơi hải ngoại cũng như ở trong nước , mối xót xa của một tấm lòng luôn thao thức cùng vận nước và Nỗi Đau Nhân Sinh  như câu hát của Lý Văn Chương , một học sinh Phan Châu Trinh trước mộ huyệt của Người Thầy , cũng là Người Anh ( với nghĩa cao qúy đầy đủ nhất ) : “ Anh đã dạy cho tôi nỗi Đau của Con Người...Ta vẫn còn có nhau trong đời bởi hằng nhớ đến nhau ...”

Thầy Trần Đình Quân , Giáo sư Phan Châu Trinh vẫn sống mãi với chúng ta như Khúc Tình Ca Xứ Huế hằng âm vọng như sông nước quê hương ...Như câu hát luôn sáng ngời niềm lạc quan hi vọng dẫu cuộc sống đầy dẫy bao điều đắng cay ...

Hát là để cho đời không phải hát để quên đời ...Quê hương ta còn đó với bao nhục nhằn...Trên quê hương dù cho tan nát điêu tàn...Chúng ta vẫn hát để cho đời không phải là để quên đời ...”

Người Thầy thứ hai là Nữ Giáo Sư có thể danh là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh  cũng là Ni Sư Pháp danh Tâm Hỷ , Pháp hiệu Thích Nữ Trí Hải . Nữ Giáo Sư  Phùng Khánh xuất thân từ một danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật Giáo . Thân phụ là Cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều , thuộc Phủ Tuy Lý Vương , dòng Vua Minh Mạng .

   

Ni truong tri hai 2Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh (ngoài cùng bên trái) và gia đình

Ni truong tri hai Chandung

Giáo Sư là con thứ năm trong gia đình có sáu anh em . Bởi có túc duyên sâu xa đối với Phật Pháp nên lúc còn là thai nhi ba tháng , Giáo Sư đã được sớm Quy Y Tam Bảo với Đức Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết .

Từ buổi thiếu thời vào những ngày đang học bậc trung học , Giáo Sư với thiên tư thông tuệ tài hoa , phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xuất gia giữa tuổi hoa niên . Dẫu đã muốn mau chóng trở thành đệ tử nhà Phật , nhưng có lẽ do từ một cơ duyên tốt lành , Trường Phan Châu Trinh đã được hân hạnh đón Người vào lớp học sau khi Giáo Sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm .

Năm 1964  Giáo Sư quyết dứt trần duyên , cắt tóc xanh rời trường học xuất gia tại Chùa Hồng Ân , Huế . Năm 1970 Giáo Sư Phùng Khánh nay là Ni Sư Trí Hải thọ giới Tỳ kheo Ni và Bồ Tát Giới tại Đại Giới Đàn Vĩnh Gia tổ chức tại Đà Nẵng .

Ngoài những hoạt động giáo dục hoằng pháp , Giáo Sư Ni sư còn dành nhiều thì giờ cho việc phiên dịch , biên soạn và in ấn kinh điển để giúp Tăng Ni , Phật Tử có thêm tài liệu nghiên cứu , học tập mà tổng số lên đến cả trăm tác phẩm .

Đặc biệt nổi tiếng là những bản dịch của các danh tác Câu Chuyện Dòng Sông của Đại văn hào Hermann Hesse, Ghandi Tự Truyện , Câu Chuyện Triết Học , Thanh Tịnh Đạo Luận , Tụng Thư Sống Chết , Giải Thoát Trong Lòng Tay ...

Không những chỉ tham gia vào sự nghiệp văn hóa , giáo dục , cuộc đời Giáo Sư Ni Sư gắn bó mật thiết với thân phận của đồng bào nghèo khó , khổ đau khắp mọi miền đất nước , nhất là sau năm 1975  ở Việt Nam . Sau cuộc đổi đời xả thân với Đạo Pháp Cuộc Sống và Nhân Sinh , vào năm 2003 Người lâm đại nạn trên đường đi cứu trợ đồng bào nghèo , hưởng thọ 66  tuổi đời như một đóa Ưu Đàm ngát hương chợt bị bão tố vô thường cuốn đi vào cõi vô cùng .

Nữ Giáo Sư Phan Châu Trinh , Ni Sư trí Hải với một công nghiệp vĩ đại , quả là một danh tính rạng ngời cao quý mà người học trò Trường Phan hôm nay có thể nhắc lại với cảm xúc hãnh diện : Giáo Sư Phùng Khánh , Ni Sư Trí Hải là Cô Giáo của trường chúng tôi .

Phan Nhật Nam

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 4562280708 5a27dc2e32 c

(Những nhân vật trong bút ký nầy đều tên thật)

Đà Nẵng dao động mạnh khoảng từ sau ngày 20-3-1975. Người đi, ké ở xôn xao. Những ngày sau đó, thành phố càng ngày hỗn loạn. Khi Huế mất ngày 26-3, đường đèo Hải Vân vắng người qua lại, công việc cứu trợ đồng bào tị nạn ở đây không khẩn thiết bằng dưới Bến tàu sông Hàn, nên tôi chuyển Phân đoàn Thanh Niên Hồng Thập Tự Đà Nẵng từ hướng Nam Ô xuống Bến tàu, giúp đỡ những người từ các vùng phía nam tỉnh Quảng Nam, ra Đà Nẵng lánh nạn, và đưa một số đoàn sinh khác đến bệnh viện Đa khoa để giúp làm vệ sinh tại đây, vì một số nhân viên tại đây đã di tản.

TranGiaPhung150Lúc đó, vì hoàn cảnh gia đình, tôi không thể di tản được. Vợ tôi sắp sinh đứa con thứ ba. Nếu di tản trong hoàn cảnh hỗn loạn, thì không bảo đảm thai nhi, có thể nguy luôn cả vợ tôi, nên tốt nhất vợ chồng tôi chấp nhận ở lại, có ra sao thì ra, chắc chắn mình bảo vệ được con mình. Mà đã chấp nhận ở lại, dù có than thân trách phận cũng chẳng có ích lợi gì, do đó, tôi nghĩ mình cố gắng làm được việc gì thì làm. Tôi nói với các em đoàn sinh trong Phân đoàn Hồng Thập Tự Đà Nẵng , do tôi điều khiển, ai đi được thì cứ đi, ai không đi được thì cố gắng tập hợp hàng ngày ở trụ sở Phan bộ Hồng Thập Tự, trên đường Hùng Vương để đi cứu trợ. Phân đoàn sẽ làm việc được tới đâu hay tới đó.

Lúc đó, Phân đoàn Hồng Thập Tự Đà Nẵng chúng tôi khoảng 200 đoàn sinh, chỉ vài chục em có điều kiện ra đi, còn ở lại khá đông và hàng ngày chúng tôi có khoảng trên 50 đoàn sinh đi làm công tác xã hội , chẳng thấm vào đâu so với khối công việc cần làm hàng ngày để giúp đỡ bà con.

Trụ sở Phân đoàn Thanh niên HTT chúng tôi nằm ngay trên ngã ba đường Nguyễn Hoàng và đường Lê Lợi, phía trước trường Phan Châu Trinh và bên hông trường Nam Tiểu học nhưng kho hàng Hồng Thập Tự để cứu trợ nằm ở trụ sở Phân bộ, trên đường Hùng Vương, nên chúng tôi cần về trụ sở Phân bộ để đưa hàng cứu trợ hàng ngày đến tay người tỵ nạn, đồng thời cập nhật tin tức cứu trợ hàng ngày. Tại đây, ông Phan Đu, tức nhà văn Phan Du, làm thư ký Phân bộ , có mặt thường xuyên hàng ngày với anh em chúng tôi. Ông có mặt cho đến phút chót, cho đến khi phải bàn giao trụ sở cho Ty Y tế cộng sản.

Ngày 28-3-1975, những toán du kích Việt Cộng ôm cờ nửa đỏ, nửa xanh có ngôi sao vàng ở giữa, bắt đầu công khai trong thành phố. Chiều hôm đó, tôi đi bộ từ trường Phan Châu Trinh, nơi đồng bào tỵ nạn đang tạm trú, theo đường Nguyễn Hoàng, đến bệnh viện Đa khoa để điều động công việc của các em đoàn sinh. Trên đường Nguyễn Hoàng (nay là đường Hải Phòng), ngang qua nhà anh Trần Đình Thanh Lam (giáo sư trường Phan Châu Trinh) , tôi gặp hai anh Lam và Vĩnh Linh đang đứng trước cổng nhà anh Lam. Anh Linh, giáo sư trường Thánh Tâm, mới ở tù ra vì bị tình nghi hoạt động cho cộng sản, ngoắc tôi vào nói chuyện. Trao đổi vài điều về tình hình chiến sự, biết chắc chắn Việt cộng sắp vào thành phố , anh Linh công khai đề nghị :

Tôi đề nghị anh Phụng cho đoàn Hồng Thập Tự phá các pharmacie, phá kho thuốc Hồng Thập Tự, lấy thuốc phát cho dân chúng”.

Tôi trả lời ngay: “Đoàn Hồng Thập Tự là một đoàn thể xã hội chứ không phải là một đoàn thể chính trị. Chúng tôi không thể phá các pharmacie để cướp thuốc. Thuốc ở kho Hồng Thập Tự phải có lệnh trên của các xếp Hồng Thập Tự, chúng tôi mới xuất kho. Ngoài ra, về việc phát thuốc, theo điều lệ của đoàn HTT chúng tôi, đoàn sinh chỉ được phát thuốc cho dân chúng khi có ý kiến của bác sĩ. Tôi đã buộc đoàn sinh phải học thuộc lòng điều lệ, nên tôi không thể làm ngược với điều lệ được. “

Anh Linh quay qua đề tài khác: “Nếu thế, tôi mời anh Phụng cộng tác với tôi phụ trách phần thể thao trong Hội Liên Hợp Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Đà Nẵng, vì tôi thấy anh thích chơi thế thao lắm và đã từng phụ trách thể thao ở trường Phan Châu Trinh”Sau nầy tôi mới biết anh Linh lúc đó là chủ tịch Hội Liên Hiệp Sinh Viên Học Sinh Đà Nẵng.

Tôi hơi lúng túng, nhưng cũng nói ngay: “Thưa anh, “Giấy rách phai giữ lấy lề “, tôi không thể một sớm, một chiều cộng tác với các anh được.”

Ngang đó, không khí bắt đầu hơi căng thẳng, tôi thấy không còn tiện nói chuyện tiếp , nên tôi kiếm cách rút lui, đến Bệnh viện Đa khoa với các em đoàn sinh Hồng Thập Tự của tôi.

 Ngày 30-3-1975, Đà Nẵng mất. Người ta buộc các gia đình phải treo cờ Mặt trận Giải phóng trước nhà. Tôi không có cờ của Mặt trận nên phải đi mua và tôi biết từ nay không còn có thể giữ lá cờ Quốc gia trong nhà được nữa. Tôi lập một bàn thờ tạm trên gác, thắp hương, nước trong và bông hoa ( tôi cắt từ các bồn hoa trên gác nhà tôi), đặt lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà lên, rồi tôi lạy ba lạy. Lúc đó tôi còn trẻ, nhưng xúc động quá, tôi khóc. Vợ tôi khóc theo. Cháu gái lớn thấy cha mẹ khóc, chẳng hiểu gì, cũng khóc. Sau khi hai vợ chồng lạy lần chót lá cờ, tôi đem đi đốt. Lửa của lá cờ cho đến bây giờ vẫn hừng hực trong tim tôi, trong trí tôi. Trong hoàn cảnh lúc đó, tôi treo lá cờ trong trái tim tôi, nhưng tôi tin rằng sẽ có lúc, lá cờ này sẽ được treo trở lại trước nhà tôi, trên đất nước tôi.

Khoảng 5 hay 6 tháng 4, thông báo của nhà cầm quyền mới ở Đà Nẵng, yêu cầu tất cả giáo chức trình diện tại nhiệm sở. Hai vợ chồng tôi đến trường Phan Châu Trinh, nghe cán bộ Việt cọng ca cẩm chuyện chính trị, chuyện chiến thắng.

Họ chiến thắng và họ có súng, nên muốn nói gì thì nói. Cán bộ cộng sản về điều hành trường Phan Châu Trinh lúc đó gồm hai người là ông Đoàn Khải và anh Xuân.

Ông Đoàn Khải thuộc thế hệ tập kết 1954, nghe nói ông có dạy toán ở các trường ngoài Bắc. Anh Xuân là cựu học sinh Phan Châu Trinh, “nhảy núi” theo Mặt trận, mới trở về, học trò cũ của tôi. Lúc đó, đối với tôi, anh Xuân rất dễ thương, nhỏ nhẹ và lễ độ. Anh ra đi vì lý tưởng. Tôi tôn trọng lý tưởng của anh. Tôi hy vọng một lúc nào đó anh sẽ hiểu ra vấn đề, anh sẽ sáng ra trở lại..

Về chuyên môn, việc đầu tiên là từ nay người ta gọi chúng tôi là giáo viên chứ không phải giáo sư , và là giáo viên tạm dung hay lưu dung, tức là người ta tạm thời dung thứ chúng tôi. Họ ra lệnh chúng tôi hướng dẫn học sinh làm vệ sinh. Khiêng bàn ghế trở vào lớp học, vi khi đồng bào tỵ nạn đến tạm trú, nhà trường đã chuyền bàn ghế ra ngoài sân để bảo trì.

Vài ngày sau, khi đang làm vệ sinh, tôi được gọi đến văn phòng trình diện. Tại đây người ta cho biết có một cán bộ Trí thức vận Khu 5 cần gặp tôi. Lúc đó mà bị gọi tới “làm việc” với cán bộ là hồi hộp lắm. Người ta chỉ tôi đến căn phòng người cán bộ đang đợi, là một phòng học nẳm ở dãy nhà phía tay trái của trường, nhìn từ ngoài vào, bên hông có đường đi xuống sân bóng rổ (dãy phòng trên đường Nguyễn Hoàng cũ. Đường bị chận ngang lại bởi đường Lê Lợi).

Khi bước vào tôi thấy ngay Phan Chánh Dinh, thời đi học là nhà thơ Phan Duy Nhân. (Dinh còn có tên là Nguyễn Chính). Dinh mang dép râu, áo quần kaki xanh lá cây, có cái túi xách màu đen. Đó là trang phục của cán bộ “cách mạng” lúc đó. Dinh chào tôi một cách nghiêm trang:

 

0e9e63ca73d0103535980241126e5602

Phan Chánh Dinh

“Anh Phụng, anh với tôi trước kia biết nhau nhưng bây giờ khác…” Dinh đang lựa lời nói tiếp, tôi biết Dinh muốn phủ đầu, nên tôi đốp chát:

“Vâng, thưa ông, tôi biết. Trước kia ông cũng học Phan Châu Trinh như tôi, nhưng sau tôi một lớp. Trước đây chúng ta có biết nhau nhưng bây giờ hoàn toàn khác. Ông là kẻ chiến thắng trở về, tôi là kẻ chiến bại ở lại. Hàng thần lơ láo mà, nhưng ông yên chí, cha mẹ tôi đã dạy, kchớ dại thấy người sang bắt quàng làm họ, nên giữa tôi và ông có một khoảng cách rõ ràng.”

Dinh vào ngay vấn đề:” Tôi đến đây có một việc muốn hỏi anh. Ban Trí thức vận Khu 5 chúng tôi được báo cáo là anh có nói rằng “ giấy rách phải giữ lấy lề”, tại sao anh nói câu đó, nói câu đó có ý nghĩa gì?”

À, thì ra câu nói của tôi với anh Vĩnh Linh trước nhà anh Trần Đình Thanh Lam, được báo cáo lên lãnh đạo của họ.

 57b97748e92f51ccfcc0c5c70213911b

Tôi cũng trả lời liền cho Phan Chánh Dinh: “Vâng, tôi đã nói câu đó. Ý nghĩa của câu đó thì một người như ông đã hiểu rồi , cần gì phải giải thích. Còn tại sao tôi nói câu đó. Thật là rõ ràng. Cha tôi là công chức, lãnh lương tự nuôi tôi ăn học. Tôi đi học, ra trường, đi dạy cho trường học chế độ cũ, cũng là một thứ công chức, lãnh lương tự nuôi thân và nuôi gia đình nhỏ của tôi. Như thế tôi là người do chế độ cũ tạo dựng nên. Chế độ đó nay sụp đổ, tôi không thể hôm qua mới lãnh lương chế độ để sống, bây giờ lại đả đảo chế độ, phỉ báng chế độ. Tôi không thể làm được điều đó. Đối với ông chế độ đó xấu, cần lật đổ nhưng đối với tôi, chế độ đó đã nuôi tôi nên người, tôi không thể ăn cháo đá bát. Thật sự mà nói, ngay bây giờ, những người trở cờ, hoan hô các ông chưa chắc ngày mai họ trung thành với các ông. Người ta trở cờ một lần, thì người ta cũng có thể trở cờ lần khác 

.”

Nói qua nói lại một lúc, thấy khó trấn áp tôi, Dinh quay qua nói lời mềm mỏng của một cán bộ tuyên vận: “Cách mạng đã khoan hồng cho anh, tạm dung anh, anh phải tỏ ra tiến bộ chứ?”

“Tạm dung là chính sách chung, còn tôi có tiến bộ hay không phải chờ đợi thời gian chứ không thể một sớm một chiều, sớm đầu tối đánh. Vả lại các ông về cầm quyền , cứ làm cho tốt hơn chế độ cũ, thi lo gì mà dân chúng không theo về với các ông, chứ như tôi mà nghĩa lý gì.”

Cho đến nay, tôi không hiểu ai đã báo cáo những điều tôi đã nói với anh Vĩnh Linh tới Trí thức vận khu 5. Tôi cố gắng xua đuổi ra khỏi đầu tôi, ý nghĩ là chính một trong hai anh Linh hay Lam đã báo cáo, mà cầu mong rằng có thể do một sự tình cờ nào đó, hai anh kể lại cho một người thứ ba nào đó nghe, rồi họ đi mật báo lại. Tôi mong thế vi tôi muốn giữ trọn tình cảm với hai anh Lam và Linh. Tôi cũng không hiểu sau cuộc tiếp xúc với tôi, Phan Chánh Dinh đã báo cáo như thế nào mà sau đó, tuy người ta không trở lui việc nầy, nhưng tôi bị khó dễ dài dài.

Khi công việc thu gọn gần xong, các bạn đồng nghiệp của tôi thuộc thành phần sĩ quan biệt phái bị triệu tập đi học tập cải tạo. Người ta nói rằng các anh chỉ đi học tập từ ba ngày đến một tuần mà thôi . Thật ra các anh chị bị giam giữ không thời hạn và không xét xử. Tôi không bị đi vì thuộc loại thụ huấn 9 tuần rồi trở về đi dạy. Trong sổ lương của tôi ở trường Phan Châu Trinh, cấp bậc của tôi được ghi là “binh nhì”.

Một buổi sáng, đứng trên hành lang nhà trường nhìn ra, tôi thấy các bạn đồng nghiệp gốc là sĩ quan biệt phái, lần lượt leo lên các chiếc xe nhà binh GMC đậu trước cổng trường. Đưa tay chào các anh mà lòng tôi quặn thắt. Không biết số phận các anh ra sao? Rồi số phận mình ra sao? Và con cái mình ra sao?

Sau khi thu dọn vệ sinh, trường mở cửa lại để học sinh tiếp tục việc học. Tôi được tạm cho đi dạy lại, nhưng phải thật cẩn thận để khỏi phải “phạm huý “. Tôi dạy lại cho đến ngày nghỉ hè năm đó (tháng 6-1975), tôi được sắp vào thành phần “mất dạy, vô lương “.

Tôi nhớ có một chuyện buồn cười. Nhà trường ra lệnh cho giáo chức chúng tôi đến phường mình sinh sống, khai báo, nộp căn cước cũ, để làm lại giấy tờ mới. Tôi ở phường Hải Châu, nên tôi đến lập thủ tục tại trụ sở ủy ban phường nầy, đặt tại khu vực xã Hải Châu , rất quen thuộc với tôi từ hồi còn nhỏ. Khi đến phiên tôi, tôi nói với viên cán bộ:

“- Xin ông cho tôi lại cái căn cước cũ.”

“- Để làm gì? “ Anh ta hỏi .

“- Dạ để kỷ niệm.”

Anh ta quát liền :

“- Anh còn mơ tưởng quyến luyến chế độ cũ hả? Tôi cho anh đi tù ngay.”

Nghe đến đi tù, tôi sợ quá, nên tôi xin rút lui ý kiến và vội vã lập cho xong thủ tục, rồi bỏ đi. Khi ra khỏi trụ sở phường Hải Châu , chưa lên xe đạp, (lúc đó ai cũng đi xe đạp, chỉ có cán bộ đi xe gắn máy) có một người mặc sắc phục cán bộ, chận tôi lại ở bên cạnh bờ hồ nhỏ trước trụ sở phường. Tôi rất lo ngại, không biết chuyện gì nữa đây. Anh nay hỏi tôi:

“- Khi hồi chuyện gì mà thằng đó nạt nộ thầy dữ vậy.” À, thì ra một cựu học sinh của tôi. Tôi tình thiệt trình bày câu chuyện vừa qua. Anh ta nói nhỏ với tôi :

“- Thôi thầy về đi, rồi em sẽ đem đến cho thầy.”

Tôi cám ơn, tuy tôi không tin vào điều anh nói. Khoảng ba ngày sau, vào khoảng sau giờ cơm tối, quả thật anh ta đến gõ cửa nhà tôi, và trả thẻ căn cước cũ cho tôi. Tôi cám ơn và mời anh ta vào nhà nói chuyện, nhưng anh ta từ chối, chỉ cho biết tên (N), lớp và năm học ở Phan Châu Trinh, và thêm rằng anh ta trước đây ăn cơm học sinh của Hội Khuyến Học, mà tôi là người thường hay chạy gạo và thực phẩm cho các em. Tấm thẻ căn cước thời Việt Nam Cộng Hoà đó, tôi còn giữ cho đến ngày nay.

Sau biến cố năm 1975, vật đổi sao dời, tinh người cũng đổi thay. Biết tôi bị chế đô mới nghỉ ngờ, theo dõi, có một số người, kể cả vài giáo sư đồng nghiệp và một vài người quen thân luôn luôn tránh mặt tôi. Thậm chí có người gặp ngay mặt đối mặt, cũng quay lưng đi chỗ khác, xem như không quen biết, tránh không chào hỏi. Trong hoàn cảnh khó khăn bi đát, mới thấm thía tình người.

Vì vậy, cách đối xử của anh Xuân ở trường Phan Châu Trinh và anh N. (tên người cán bộ ở phường Hài Châu ) trong hoàn cảnh éo le tạo cho tôi một cảm nghĩ ấm áp sâu sắc về tình nghĩa thầy trò ở trường Phan Châu Trinh, mặc dầu lúc còn dạy ở trưởng Phan Châu Trinh, tôi thuộc loại nhà giáo kỷ luật, bị một số học sinh xem là khó. Dạy một môn học bị xem là môn phụ như môn sử địa, chương trình hai môn (sử ký và địa lý) quá dài mà chỉ có hai giờ mỗi tuần, cả hai môn mà chỉ được hệ số 1 trong kỳ thi tú tài, nếu không cố gắng duy trì kỷ luật lớp học, thì các em học sinh sẽ cúp cua đều đều. Môn sử địa là môn cần phải nghe giảng đề dễ nhớ, ít tốn thời gian học bài. Tôi cố gắng làm việc hết mình, giảng cho kịp chương trình, mong cho các em được kết quả tốt cuối năm. Mỵ học trò, dễ dãi để cho các em vui chơi thỏa mái, ưa nghỉ thì nghỉ, ưa học thi học, thì khỏe cho giáo sư, nhưng ngược lại, lương tâm không cho phép. Khi đi dạy, tôi luôn tâm niệm: “Học trò có thể ghét mình, nhưng khi đi thi, và khi các em ra đời, các em sẽ hiểu mình. Đừng bao giờ để cho các em khinh mình.”

Sau nầy, , khi tôi rời Sài Gòn qua Canada định cư năm 1995, những người cuối cùng đứng ở nhà ga phi trường Tân Sơn Nhất để đợi biết chắc là tôi lên máy bay và không bị công an giữ lại, không phải là những người trong gia đình tôi, mà là những em cựu em học sinh Phan Châu Trinh. Qua đến Toronto, chỉ không đầy một tuần sau, do nguồn tin từ bạn bè bên nhà, một cựu học sinh Phan Châu Trinh, tên H.B., đem theo đầy đủ lễ vật (rượu, trà và bánh ngọt, tìm đến nhà tôi thăm hỏi đầu tiên.

Khi tôi nói: “ Tôi mới qua mà em biết để đến thăm tôi là quý quá rồi, tôi cám ơn em nhiều, sao lại còn trà rượu làm gì?”

Em trả lời:” Thưa thầy, chỉ chút lễ theo phong tục của mình mà thầy. Xin thầy nhận cho.”

Biết nói gì hơn. Cám ơn các em.

(Trích: bút ký Đà Nẵng trong trí nhớ)

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, Canada)

nguồn : do bạn TDT chuyển đến