Trung Học Phan Châu Trinh

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

Hoi tuongB
Hồi tưởng về một ngôi trường mà từ đó mình ra đi, chắc ai cũng có những kỷ niệm vui buồn của một thời thơ ấu, và tất cả bao giờ cũng rất đẹp . Nhiều người đã ca tụng ngôi trường cũ với lớp học, sân chơi, cây cối, bảng đen, bàn ghế...đã in sâu vào ký ức. Tôi không chối điều đó ! Nhưng theo tôi, điều đáng nhớ hơn vẫn là những con người . Những con người đã gắn bó với nhau trong một thời gian bằng những kỷ niệm, đã ghi ấn tượng cho nhau càng khó phai mờ hơn . Tôi muốn nói đến Tình Thầy trò, Nghĩa bầu bạn .

Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng vẫn còn đó. Bốn mươi lăm năm qua, trường vẫn là trường, nhiều thế hệ đã đến rồi ra đi một cách lặng lẽ, trong đó có cả thầy, cô giáo , cũng như học sinh. Có thể thế hệ này không hề quen biết với thế hệ khác, dù cùng dạy, cùng học một trường. Có những anh chị em , một thời làm học sinh và một thời làm thầy, cô giáo, chẳng biết những kỷ niệm của họ có bao giờ lẫn lộn ? Vì thầy là thầy mà trò là trò. Có lần tôi nghe thầy Ngô Văn Chương  ( nguyên Hiệu trưởng trường PCT ) xưng con với thầy Bùi Tấn, tôi cảm phục điều đó vô cùng.

Nhân đọc bài thơ  “ Bỏ trường mà đi “ , tôi bỗng nhớ trước hết thầy Trần Đại Tăng, người đã gắn bó với trường Phan Châu Trinh 40 , qua nhiều thế hệ ( 1958-1997 ).

“... Ta đến khi tóc xanh

     Ta về khi tóc bạc...”

Có thể thầy đã chiếm kỷ lục về thời gian giảng dạy tại đây, và tôi nghĩ rằng trong tương lai của trường e khó có ai sánh kịp . Thầy đã  :

Bước đi trên hành lang

Bước đi trong lớp học

Cọng lại bằng con đường

Nối vòng quanh trái đất

Thầy Trần Đại Tăng lớn hơn tôi bốn tuổi, thầy chỉ dạy tôi có vài ba học kỳ về môn Toán, nhưng tôi luôn luôn nhớ thầy chẳng những vì thầy là giáo sư Toán của tôi mà còn là một nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm rung động trung thực. Ba mươi sáu năm trước đây, thầy tặng tôi bài thơ “ Xác định “ mà thầy đã ghi vội trên hành lang lớp học  ( hiện tôi còn cất giữ trân trọng ) . Và hôm nay tôi vô cùng cảm động đọc bốn câu thơ thầy vừa tặng :

Sao chẳng về đây thăm cửa lớp ?

Nhìn ta tóc trắng cố nhân ơi !

Tặng cho ta đóa hoa hồng nhỏ

Và tiễn ta đi xuống cuộc đời

Thưa thầy, thầy đã cho chúng em  một vườn hồng đầy hương sắc trên khắp các phương trời. Thay cho những người bạn ( của nhiều thế hệ ) em kính cẩn mời thầy cứ vào “ Vườn Hồng Thụ Nhân “ mà thầy đã dày công trồng và vun xới .

Riêng tôi, tuy kỷ niệm về thầy không nhiều, nhưng thật là sâu sắc. Thầy là giáo sư Toán , nhưng ấn tượng ghi lại trong tôi nhiều hơn chính là thơ, là văn, là triết lý của cuộc đời. Tâm hồn thầy bao giờ cũng như trăng, như suối . Thầy dạy Toán rất dễ hiểu, dễ nhớ . Bao nhiêu bạn tôi cũng đã nói như thế , dẫu cho ngày nay họ đã là giáo sư của các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới . Có những lúc thầy đang giảng giải một bài tóan khó, học sinh cả lớp yên lặng , tâm trí mỗi người đều căng thẳng . Bỗng chốc , thầy bỏ phấn, dừng tay , mơ màng nhìn ra ngoài đường phố...Thầy đã cho chúng tôi một phút thư giản tuyệt vời, để rồi sau đó lại tiếp tục khai thông những rắc rối . Những công thức khó nhớ, với thầy Tăng có thể trở thành những câu thơ khó quên.

HoiDongGiaoSuNam1954H

Tôi nhớ rõ hình ảnh thầy hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc, vừa là giáo sư Pháp văn, Anh văn .Bao giờ tôi cũng thấy thầy nghiêm nghị, ít nói. Thầy có trí nhớ phi thường. Sau gần 15 năm rời Phan Châu Trinh, bỗng nhiên một hôm tôi gặp thầy trên đường phố, tôi kính cẩn chào thầy : “Thầy còn nhớ con không ?”  Thầy Ngọc nói ngay cả họ và tên tôi không cần suy nghĩ. Rồi thầy tiếp tục hàn huyên về những kỷ niệm và hỏi thăm về các bạn đồng lớp với tôi. Thầy Ngọc có rất nhiều học trò . Bao nhiêu thế hệ đã học với thầy , thầy luôn luôn có một tấm lòng rộng mở Thành nhân chi mỹ .Những nét nghiêm nghị của thầy, giờ này hồi tưởng lại, tôi thấy kính mến vô cùng . Ước gì có một lần cuối đời được gặp thầy để hầu thăm và bày tỏ lòng tri ân.

Đây, hình ảnh thầy Trần Tấn bao giờ cũng vui tính. Tôi nhớ thầy giảng về vở kịch Le Cid  của Pierre Corneille bằng tiếng Pháp, giọng nói thầy trầm trầm thật dễ mến . Anh em chúng tôi lúc đó thường gọi thầy “ mon papa “ để vòi tiền thầy mua kẹo, rồi mang vào lớp để chia cho nhau. Sau năm 1985 , tôi tìm đến quê thầy để hầu thăm. Khi cô Tấn cho biết thầy đã qua đời ! tôi ngậm ngùi xúc động nhớ hình ảnh thầy với đôi kính cận dày cộm , không cầm nước mắt được và lòng tự trách “ Sao ta qúa vô tình với thầy như thế ? “

Gần đây nghe tin thầy Bùi Tấn qua đời tại Sài Gòn ( nay là TP HCM ), lại một lần nữa, tôi bồi hồi thương nhớ vị giáo sư khả kính. Thầy đã từng dạy Quốc Học ( Huế  ), Phan Châu Trinh ( Đà Nẵng ), thầy là người đã đặt tên cho trường Trung học công lập Trần Cao Vân (Tam Kỳ ) vào năm 1955, lúc ấy thầy là Hiệu trưởng  và tôi mới bước vào ngưỡng cửa Trung học. Với thầy tôi có nhiều kỷ niệm. Từ trại Hè Tịnh Khê ( Quảng Ngãi ), rồi trại Hè  Thuận An ( Huế ) cho đến những quyển sách Toán bằng tiếng Việt đầu đời mang tên tác giả liên danh “ Đinh Qui, Bùi Tấn, Lê Nguyên Diệm “ , thầy đã từng dạy chúng tôi. “ Các anh vẽ vòng tròn cho ra vòng tròn, vẽ đường thẳng cho ra đường thẳng . Toán học không bao giờ cho phép các anh méo mó, xiên xẹo ! “ .Đôi mắt thầy luôn sáng quắc . Thầy nói , ít khi dư một lời. Thầy viết , ít khi thiếu một chữ. Vóc dáng thầy gầy gầy , nhưng đầy nghị lực và mô phạm. Tôi đã học với thầy 6 năm ( hai trường ), và hiểu rằng thầy là một nhà giáo đáng kính, một giáo sư Toán và còn là một nhà Nho uyên bác. Thầy đã dạy chúng tôi khi còn rất nhỏ rằng  : “Nhứt niên chi kế khởi ư Xuân, nhứt nhật chi kế khởi ư Dần “ ( Kế hoạch một năm phải bắt đầu mùa Xuân, kế hoạch một ngày phải bắt đầu vào giờ Dần ), “ Quân tử hoà nhi bất đồng, Tiểu nhân đồng nhi bất hoà “  ( Người quân tử hoà mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hoà ) .

Cám ơn thầy đã dạy con những điều đó ngoài phạm vi Toán học. Ấn tượng về thầy là sự nối kết giữa Cựu học và Tân học, giữa Tứ thư Ngũ kinh với Định đề Euclide, vòng tròn quỹ tích Euler.

Vào những này lễ lớn, thầy thường mặc một bộ veston bằng tissu tơ tằm, màu lụa Duy Xuyên. Đôi khi thầy cũng mặc quốc phục, trông trang trọng và cổ kính làm sao !

Têi muốn viết tiếp về những người thầy cũ PCT mà tôi hằng kính mến. Tôi không quên thầy Lâm Sĩ Hồng, dạy tôi về Tản Đà, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến.

Thầy Đặng Minh Trai dạy Văn học sử Anh, thầy giảng giải về thi hào William Shakespeare thật hay và có lẽ bài thơ To Daffodil  bằng Anh ngữ  mà lần đầu tiên tôi học được với thầy về cái hay của thơ Anh. Mới đây, thầy Trần Đại Tăng cho biết thầy Đặng Minh Trai đã nằm xuống, để lại cho anh em chúng tôi nỗi nhớ về một Nhà giáo đẹp trai, cao ráo và thông minh.

Cho đến bây giờ ai hỏi tôi : “ Cô giáo nào mà anh kính mến nhất ? “ . Tôi không lưỡng lự mà trả lời rằng : Cô Phạm thị Bội Hoàng. Cô nói giọng Bắc, cô nói tiếng Pháp như  “đầm “. Cô dạy Pháp văn và Kinh tế học ( Công dân Giáo dục ). Cô phân tích hay vô cùng về lý thuyết kinh tế của Thomas Robert Malthus, của Karl Marx. Cô Bội Hoàn luôn dí dỏm , rất dễ mến. Lần nọ, một người bạn cùng lớp tôi, được cô gọi lên bảng trả bài. Bạn mặc quần Jean ( điều cấm kỵ của trường lúc bấy giờ      ) , anh ta lại mang một đôi giày đế da kiểu Chicago, trông thật đẹp trai và” sang trọng”. Anh bước lốp đốp lên bảng . Cô Bội Hoàng hỏi một câu thật khó. Bạn tôi “ đứng chào cờ “ . Cô bảo : “Tôi cho anh 2 con zéro, về chỗ “. Bạn tôi rón rén bước xuống. Cô gọi lại : “Anh lên đây “, bạn tôi lại đi lên, cô tiếp : “Lần sau anh cố gắng học thật giỏi nhé ! để rồi anh sẽ đi lên như đi xuống, và đi xuống như đi lên “. Cả lớp cười ồ ! Một kỷ niệm khó quên  !

Mấy năm trước đây, tôi  gặp lại người bạn cũ đó, anh dẫn theo đứa con gái đầu đã tốt nghiệp Đại học tại Pháp. Cháu nói tiếng Pháp giống hệt cô Bội Hoàng ngày xưa. Sau khi bố con chào tôi, tôi hỏi ngay : “ Anh còn nhớ cô Bội Hoàng không ? “. Anh vui vẻ trả lời ; “ Chẳng những nhớ mà tôi còn rất kính mến cô “

Lần khác, cũng một người bạn cùng lớp được cô gọi lên bảng. Anh thong thả trả lời câu hỏi của cô một cách trôi chảy. Cô bảo : “Tôi cho anh 20 điểm “. Rôi cô tiếp : “Nghe nói anh nhảy Twist giỏi lắm, có không ? “. Bạn tôi cười, cô bảo : “Nhảy xem nào ! “ Bạn tôi liền uốn mình đếm bước ngay trước bảng đen . Cô lắc đầu, cười vui vẻ : “Thôi các anh muốn gì thì cứ gì, nhưng hãy nhớ là phải có gì rồi mới gì được đấy nhé ! “ Cả lớp lại cười ồ  lên vì những câu nói dí dỏm , nhưng đáng suy nghĩ lâu dài.

Lại một chuyện khó quên nữa. Chồng cô Bội Hoàng là một bác sĩ quân y nổi danh thời bấy giờ. Em chồng cô là bạn tôi ở cùng nhà với cô . Một sáng thứ hai nọ, cô gọi bạn tôi lên bảng kiểm tra. Bạn tôi vừa ngẩn ngơ, vừa sợ sệt ! Cô bảo : “Tôi phải cho chú 2 con zéro vì tối qua chú đi ciné với chúng tôi, có thì giờ đâu mà làm bài, học bài ! Mời đi ciné là việc của chúng tôi, còn muốn từ chối để lo học hành là việc của chú ! “ . Cả lớp sửng sốt nhìn nhau. Bạn tôi về chỗ, vừa đi vừa nói lẩm bẩm : “ Từ nay sẽ không bao giờ dám đi ciné với ông bà nữa “ .

Cô Bội Hoàng rất dễ tính và yêu mến những nam sinh , miễn là phải học thật giỏi !

Với cô Bội Hoàng, ấn tượng trong tôi là sự phóng khoáng, tự do, nhưng phải cố gắng vươn lên và biết tự chế.

Sau cô Bội Hoàng, tôi không bao giờ quên được cô An Hà Châu, cô Trần thị Kim Đính, cô Hoàng thị Mộng Liên...Những cô giáo mô phạm, trầm tĩnh mà tôi hằng kính mến.

Tôi đã viết về thầy, cô giáo PCT..., nhưng kỷ niệm còn nhiều, phải dành cho anh chị em cùng lớp, cùng trường nữa. Tôi muốn viết thật nhiều, nhưng ngại rằng  : Đây chỉ là chuyện riêng tư. Năm tôi học Đệ tam, lớp tôi có 55 anh chị em, năm tôi học Đệ nhị có 61 anh chị em. Chẳng lẽ bây giờ tôi phải viết một hồi ký ức về các anh chị ấy ? Trường PCT lúc bấy giờ hãy còn nhỏ, chỉ có 4 lớp Đệ tam, năm sau có 4 Đệ nhị, chưa có Đệ nhất. Anh chị em liên lớp đôi khi cũng chơi thân nhau lắm . Tự nhiên có người thân quen nhiều, mà cũng có người thân quen ít. Dầu vậy, những “ học sinh cá biệt “, có thể vì học giỏi, có thể vì sở trường một bộ môn , nhưng cũng có thể là những anh hoang nghịch nhất, hoặc chỉ có cái tên hay hay, ai cũng biết, ai cũng nhớ. Tôi đã rời trường 36 năm rồi . Thời gian gợi nhớ lờ mờ, nhưng tôi luôn mến thương những người bạn cũ với buồn vui lẫn lộn.

Tôi nhớ Phan Xuân Dũng, Lê văn Phong, Trương Như Thăng...khi chúng tôi tranh nhau làm chemise các môn thi lục cá nguyệt. Tôi nhớ Đặng Nguyệt Thi, Nguyễn Thị Liên, Khưu thị Diệu Hồng, Nguyễn thị Phượng, Võ thị Hồng Nhụy...mỗi người một vẻ , và tất cả đều ...rất dễ khóc !

Tôi nhớ những lần tranh giải liên lớp, thường gặp Phan Chánh Dinh, Nguyễn Tăng Miên, Nguyễn Hữu Sử, Lê Viêm Côn, Nguyễn Phụng ...Một thời Phan Châu Trinh, ôi thật hào hùng và thơ mộng ... Có nhiều điều, nhiều người đáng nhớ, làm sao kể hết ! Có những bạn từ đó đến nay tôi chưa bao giờ gặp lại, dầu chỉ một lần. Cũng có nhiều người bạn đã hóa ra người thiên cổ trong chiến tranh cũng như trong thời gian 22 năm qua. Công danh, sự nghiệp, mỗi người một ngả, một phương trời . Nhưng làm sao quên được khung cảnh sân trường của những ngày thứ hai : nam sinh đồng phục trắng, nữ sinh áo dài thiên thanh. Năm ngày khác trong tuần  : nam sinh quần kaki xanh,áo trắng, nữ sinh đồng phục trắng . Chúng tôi xếp hàng nề nếp vào lớp khi nghe tiếng kiểng, âm thanh đến quen thuộc. Tôi không biết Bác Thôi, người cai trường thời ấy, bây giờ ở đâu ? Bác còn hay đã mất ?

Ôi tuổi học trò đơn sơ, trong sáng, “Thiên đường một thuở “. Có những mối tình học trò thầm kín đầy thơ mộng ...

Yêu em , gấp sách ngồi mơ

Xé trang vở học viết thơ ân tình

Lại cũng có những mối tình thầy trò “tôi khóc em cười “ ( thơ Trần Hoan Trinh ) đã được chôn kín dưới mái trường PCT, để đi vào muôn thuở...

Tình thầy, tình bạn, tình sách vở, tìng trường ...Ơn sâu nghĩa nặng...mới đó mà đã 45 năm rồi ! Tóc thầy đã bạc phơ mà tóc trò cũng đã hai màu tiêu muối ! Tôi bàng hoàng suy tư  : Thời gian và ý nghĩa đời người là gì nhỉ ?

Mục sư Lê Cao Qúi

(Cựu học sinh Phan Châu Trinh  1956-1961)
(ĐS 45 năm Trung học PCT- ĐN 1997) 

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive


Mỗi lần gặp nhau, anh Tuấn Hội trưởng không quên nhắc tôi : “ Anh Thức nhớ viết bài cho tờ Đặc san Kỷ Niệm 50 thành lập Trường Phan Châu Trinh nghe anh “. Tôi giật mình, nhanh thật, một thoáng qua đã nửa thế kỷ ngôi trường mang tên Người Chiến Sĩ Quốc Gia nơi thành phố Đà Nẵng , một hải cảng lớn nhất miền Trung .

Giờ đây ngồi ghi lại những kỷ niệm về mái trường xưa theo dòng suy nghĩ của một khối óc đã ngoài 60 , làm sao tránh khỏi nhầm lẫn thiếu sót . Hơn nữa, từ thuở học trò , tôi không khá về môn Việt Văn, lâu nay lại chẳng viết lách gì . Mong một sự thông cảm nếu bài viết có vấn đề .

Nhắc đến trường xưa, nhớ lại thuở ban đầu vào cuối thập niên 40 , lứa tuổi chúng tôi đang ở bậc tiểu học , chiến  tranh Việt Pháp ngày càng ác liệt. Trường Tiểu học ở ngoại ven và ngay ở trong thành phố Đà Nẵng thường xuyên bị đốt phá, thầy giáo bị bách hại bởi những người Việt Minh . Có lẽ họ không cho thành phần Quốc gia có cơ hội phát triển nền giáo dục , chấn hưng dân trí hổ trợ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập về cho Tổ Quốc . Tuổi trẻ chúng tôi luôn luôn trực diện với cảnh những chiếc bàn học cháy nám trên đống tro tàn của ngôi trường vừa bị thiêu rụi trong đêm , hết tháng này qua năm nọ .

Mãi đến năm 1950 , một dịp may tôi được vào học trường tiểu học Hoà Vang, ngôi trường tiểu học duy nhất của cả một Huyện , nằm cạnh chợ Mới . Thuở ấy học hết bậc tiểu học ( lớp 5 ngày nay ) , học sinh phải trải qua một kỳ thi để lấy bằng Tiểu học. Cửa ải này một lần nữa làm chậm lại hay có khi chấm dứt con đường học vấn của nhiều người, vì thi mãi không đỗ .

Tôi đậu bằng Tiểu học mùa hè năm 1954 . Đây cũng là lúc ngôi trường trung học Phan Châu Trinh vừa mới xây dựng xong . Trường nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, trên một khu đất không rộng lắm . Chính diện xây ra đường Lê Lợi. Ban đầu chỉ mới một dãy nhà dọc, chính giữa là phòng Hiệu Trưởng và văn phòng, hai bên tả hữu mỗi bên 4 phòng học.

Thực tế Trường Phan Châu Trinh được thành lập từ năm 1952 ,nhưng cơ sở trường chưa có. Các lớp Đệ thất của những niên học 1952 – 1953 rất ít, chỉ một hay hai lớp mà thôi và phải mượn lớp học ở trường Tiểu học thành phố , trên đường Yên Bái. Một số các anh chị cựu học sinh của niên học đầu tiên , hiện đang định cư tại vùng Nam California tôi được gặp trong các kỳ Họp mặt Liên trường như các anh Đông, anh Hội, anh Minh v..v...

Cơ sở của Trường Phan Châu Trinh vừa mới xây cất xong cho nên số lớp Đệ thất của niên học 1954  được tăng lên 4 lớp, nhưng so với nhu cầu học sinh muốn được theo học quá hạn chế . Kỳ thi tuyển vào Đệ thất chỉ chọn 200 cho 4 lớp trong số gần một ngàn  (1000 ) thí sinh tham dự. Ngày đi nghe kết quả thi tuyển , tôi và có lẽ nhiều người bạn khác cũng có cùng một tâm trạng .
PCT KhiMoiThanhLap 1954R

Riêng tôi  từ những nhịp tim bấn loạn , đến trạng thái lã người , hoa mắt ù tai, vì danh sách trúng tuyển đã đọc đến con số 180 hơn mà chưa nghe thấy tên mình . Tôi tìm một thân cây dựa người để đứng vững . Bất chợt người tôi tỉnh hẳn lại vì âm thanh CHẾ đã đến tai tôi và tiếp theo là tên tôi CHẾ VĂN THỨC , âm thanh như một cứu tinh. Vì nếu không đỗ kỳ thi đó, tôi nghĩ con đường học vấn của tôi xem như đi vào ngõ cụt .

Trường trung học công lập tại Đà Nẵng mang tên Người Chiến Sĩ Quốc Gia, Người Chiến Sĩ Cách Mạng tiền bối có hoài bảo cứu nước , kiến tạo xã hội bằng con đường xây dựng Dân Chủ , Dân Sinh và Dân Quyền . Người đã quan niệm trong một đất nước mà dân tộc xây dựng được ba lãnh vực trên một cách tốt đẹp, mới mong tổ quốc phú cường. Con đường của Người muốn tiến ngược hẳn với hướng đi của một nhân vật cùng thời đang tiếp nhận chủ thuyết Cọng sản. Chủ thuyết này áp dụng một chế độ Độc tài, Đảng trị, vô nhân ( nhân quyền, nhân sinh , nhân trí ) . Sự đối kháng giữa hai luồng tư tưởng nêu trên đã làm cản trở rất lớn con đường giải phóng Đất nước của nhiều nhà Cách Mạng Dân tộc .

Do đó khi viết về ngôi trường Phan Châu Trinh không thể không đề cập đến một biến cố trọng đại của lịch sử xảy ra cùng lúc với ngôi trường vừa mới được xây dựng xong . Chiến tranh Việt Pháp kết thúc bằng  Hiệp định Genève muà Hè 1954  ngày 20 – 7, chấm dứt chế độ của người Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau 100 năm đô hộ .Nhưng đồng thời Đất nước lại rơi vào cảnh chi cắt phân đôi . Sông Bến Hải trở thành lằn ranh Quốc, Cộng . Hoà bình về trên quê hương, nhưng dân tộc phải một phen điêu đứng chia ly phân tán vì hiểm hoạ Cọng sản . Trên hành trình tìm đường cứu nước Cụ Phan Châu Trinh đã am hiểu và tiên đóan đước mối họa này. Nên khi một nửa giang sơn Tổ quốc rơi vào điịa ngục trần gian, một cuộc di cư vĩ đại đầu tiên ( tôi nói đầu tiên vì đã xảy ra lần thứ nhì ) của hơn một triệu đồng bào miền Bắc vượt tuyến xuôi Nam tìm đường sống . Một biến cố đau thương của lịch sử chưa hề xảy ra cho dù Dân tộc đã trải qua một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu phương Bắc, và một trăm nămcai trị bởi giặc Pháp phương Tây . Ngôi trường mang tên Người Chiến Sĩ Quốc Gia vừa mới xây xong chưa khai giảng khóa học đã mở cửa đón nhận hàng ngàn trong số hàng trăm ngàn đồng bào ruột thịt miền Bắc di cư đến được cảng Đà Nẵng vào tạm trú . Khối đồng bào miền Bắc di cư lánh nạn Cọng sản được ngôi nhà mới mang tên Người đón tiếp là những Chứng nhân Lịch sử , chứng minh một cách hùng hồn về sự sai lầm nguy hiểm của chủ thuyết Cọng sản mà nhà Chiến Sĩ Cách Mạng Phan Châu Trinh đã chỉ ra và Người khước từ không tiếp nhận. Niên học Đệ thất 1954  của chúng tôi vì thế đã khai giảng trễ và mất đi vài tháng học .

Vị Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Quách Gi . Thầy đã cao tuổi so với quí Thầy Cô lúc bấy giờ. Tôi không nhớ được hết , nhưng năm đầu số giáo chức rất giới hạn, chỉ mới có các Thầy Trần Tấn, Thầy Bùi Tấn, Thầy Phạm văn Ấm, Thầy Trần Ngọc Quế, Thầy Nguyễn văn Lượng, Thầy Toại, Cô Đặng thị Liệu, Cô Trần thị Kim Đính , Cô Nguyện. Cô Hà . Hình như chỉ một năm sau, tức năm chúng tôi lên lớp Đệ lục, vị Hiệu Trưởng kế tiếp thay thế Thầy Quách Gi là Thầy Nguyễn Đăng Ngọc .

Thầy Nguyễn Đăng Ngọc làm Hiệu trưởng cho đến năm chúng tôi đậu bằng Tú tài I , phải rời trường Phan Châu Trinh ra học lớp Đệ nhất tại trường Quốc học Huế  1960 -1961, Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc vẫn còn tại trường . Cũng vào những năm Thầy Ngọc làm Hiệu trưởng, số giáo sư được bổ nhiệm về trường càng ngày càng đông hơn : Thầy Thiếc, Thầy Lý Châu, Thầy Đôn, Thầy Tạ, Thầy Tường, Thầy Hồng, Cô Diệm, Cô Châu ,Cô hiền, Cô Hoàng (phu nhân bác sĩ Tôn Thất Cần ), Thầy Hào, Thầy Hối ,Thầy Tòng, Thầy Trần đại Tăng, Thầy Đáo. Thầy Kế giám thị từ ban đầu. Tôi không nhớ đủ.

Bằng một sự kính yêu, mến phục in sâu trong tâm khảm chúng tôi hình ảnh các bậc Thầy Cô từ tuổi tác cao nhất đến nhữnh vị còn trẻ . Mỗi người một vẻ, uy nghiêm đạo mạo phong thái của những nhà mô phạm . Một số các Thầy Cô trẻ tuổi có lối trang phục hấp dẫn , phong cách hào hoa, mà lớp tuổi học trò ngấp nghé ngưỡng cửa Đại học của chúng tôi rất ngưỡng mộ . Nỗi ưu tư lo lắng của từng vị Thầy Cô về thành quả giảng dạy của mỗi vị đối với đám học trò thật không nhỏ, vì lúc bấy giờ muốn đạt xong bậc Trung học, người học sinh phải chịu một chế độ thi cử  thật gắt gao, phải vượt qua ba cửa ải bằng cấp  : Trung học Đệ nhất cấp, bằng Tú Tài I và bằng Tú tài II khá cam go để tốt nghiệp .

Thầy Bùi Tấn , một trong những vị Thầy đầu tiên xuất bản sách giáo khoa toán Đệ Nhất Cấp , cùng với hai Thầy Đinh Quy và Lê Nguyên Diệm . Lớp chúng tôi hân hạnh được Thầy dạy như là một vị cứu tinh của chúng tôi về môn này . Lối giải đáp và trình bày một bài tóan của tất cả học sinh do Thầy dạy đều phải theo một khuôn khổ giống nhau  nhất định, nhìn vào một bài làm biết ngay “ học trò của Thầy “ .

 Khi lên năm Đệ tứ, lớp Tứ 1 ( có 4 lớp Đệ tứ ) của chúng tôi được Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc giảng dạy môn Việt Văn . Đây là một trong những môn học mà ở kỳ thi tốt nghiệp học sinh thường dễ bị chống gậy . Giờ học của Thầy thật nghiêm túc , nhưng với khoa giảng sinh động, hấp dẫn , lớp học luôn luôn có những dịp cười thích thú . Một lần nọ Thầy giảng về Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều nói lên nỗi sầu ai oán của người đẹp bị lãng quên trong cung đình . Người cung phi bị nhà vua chẳng đoái hoài đến lại có một sắc đẹp đến độ :

“ Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa

Hương trời đắm nguyệt say hoa

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình .”

Thầy Ngọc say sưa mô tả nét đẹp người cung phi của Nguyễn Gia Thiều qua nhiều dẫn dụ, rồi Thầy đọc hai câu thơ kết :

“ Bóng gương thấp thóang sau mành

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa “

Thầy chậm rãi nói : “ Các em thấy không, nàng cung phi đẹp, đẹp đến nỗi “ cỏ cây còn muốn nỗi tình mây mưa, huống hồ ...” Cả lớp cười rần, nhất là học trò nam, còn các chị cười bẽn lẽn .

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp năm 1958  số học sinh của trường Phan Châu Trinh thi đỗ với mức tỷ lệ khá cao. Riêng lớp chúng tôi chỉ có năm bảy bạn không đạt kết quả . Người học sinh học giỏi, xuất sắc nhất của niên học từ 1954 là anh Nguyễn Hữu Hùng, đẹp trai tính tình nhu mì dễ thương. Từ Đệ thất tới Đệ nhị , năm nào Hùng cũng nhận phần thưởng danh dự của Tổn Thống Việt Nam Cộng Hoà trong dịp phát thưởng cuối niên học cho học sinh toàn Thành phố Đà Nẵng. Sau khi đậu Tú tài II, anh được nhiều học bỗng quốc tế như Canada, Mỹ, Anh, Đức và Úc . Anh đã chọn du học sang Úc , nhưng có lẽ vì não bộ của anh phát triển quá mức bình thường , nên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài trở về không bao lâu, anh không còn làm việc được nữa , vì mất thăng bằng về tâm trí , hiện anh còn ở Đà Nẵng .

Thời gian từ năm 1955 đến năm 1960 là khoảng đời đẹp nhất của tuổi học trò chúng tôi , vì miền Nam thật sự sống trong cảnh thanh bình tự do . Đời sống của người dân từ thành thị đến thôn quê vô cùng sung túc. Người công chức nói chung, hàng giáo chức nói riêng , có được mức sốngbảo đảm, từ đó người học sinh của chúng tôi cũng được hưởng chất lượng tốt trong sự giảng dạy của các bậc Thầy Cô. Một xã hội trong đó chính quyền có quan tâm đến việc kiến tạo dân sinhvà dân trí, thì mới đạt được nếp sống tốt lành .

Ngược lại sau khi đất nước gọi là “ thống nhất “ năm 1975 cho đến nhiều năm sau, từ nhà tù trở về với gia đình , tôi có dịp nhìn cảnh trường học rách nát , đời sống của người giáo chức bi đát, tương lai học sinh vô định hướng, mà lòng quặn thắt . Cảnh đau lòng đó dưới chế độ áp bức người ta chỉ biết truyền khẩu qua mấy câu đối Tết như sau :

“ Chiều ba mươi, thầy gíao tháo giày đem bán, đón Tế đến

Sáng mồng một, giáo chức dứt cháo cầm hơi, rước Xuân sang   ! “

để nói lên sự bất mãn của người dân trong một xã hội mà con người không được quyền làm người . Còn nữa, đời sống khó khăn của hàng giáo chức được thể hiện qua những câu thơ trào phúng truyền tụng khắp nơi như mấy câu sau đây :

“ Suốt cả ngày thầy cô khan cổ

Đêm tối về mỏi gối đạp xe thồ “

Cảnh sống ấy không thể nào giúp các bậc thầy cô làm tròn chức năng cao đẹp của một nhà giáo . Từ đó Dân tộc rơi vào thảm họa lạc hậu nhất nhì trên thế giới , là một niềm đau nhức nhối cho những ai có chút suy tư về tiền đồ Dân tộc .

Tôi dùng từ “ TRƯỜNG XƯA “ để viết bài kỷ niệm 50 năm ngôi trường tôi theo hết bậc trung học , có nhiều kỷ niệm in sâu trong tâm khảm của tôi , nhưng tôi không thể ghi lại được tất cả . Trường Xưa là thế đó, đẹp và đẹp lắm với đầy đủ ý thức của những lớp người , hàng con cháu ( trừ đám lộn sòng ) của nhà Chiến Sĩ Quốc Gia mà ngôi trường đã mang tên Người, trường Phan Châu Trinh . Lớp con cháu một thời đã làm cho Người thực sự sống lại , để thực thi hoài bảo cứu nước và xây dựng đất nước trên con đường kiến tạo Dân chủ, Dân sinh và Dân quyền .

Còn “ Trường nay “ thì sao ? Ngôi trường mang tên Phan Châu Trinh còn đó, nhưng chỉ là cái danh gượng gạo , bất đắc dĩ đối với “ họ “. Họ khống chế, dẹp bỏ như họ đã muốn hạ bệ pho tượng của Người đặt ở sân trường, sau ngày gọi là “ Giải phóng “, nhưng cũng không thực hành được vì sợ lòng dân căm phẩn . Thế nhưng ngôi nhà Thờ Phan Châu Trinh nằm gần Ngã Năm, cạnh rạp chiếu bóng Lido ngày xưa , đã bị họ nhẫn tâm triệt hạ bằng cách xây một dãy cửa tiệm quốc danh chiếm hết mặt tiền ngôi nhà Thờ , để làm nơi buôn bán . Mỗi lần có dịp đi ngang qua tôi thấy mủi lòng.

Một số quí Thầy Cô năm xưa của chúng tôi còn nơi đó, trước ngày tôi rời quê cha đất tổ ( 1990 ) để sang định cư tại Hoa Kỳ, theo diện người cải tạo trở về . Tôi may mắn cùng một số đông bạn niên học 1954 cũng như gia đình , đã có một buổi Họp mặt để chia tay . Chúng tôi mời được quí Thầy Trần Tấn , Thầy Lý Châu, Thầy Nguyễn Văn Đáo và Thầy Trần đại Tăng  đến chủ toạ. Tình cảm thầy trò yêu thương kính mến thật đậm đà . Xúc  động nghẹn ngào khi thầy Trần Tấn  đại diện ngỏ lời huấn dụ với tất cả học trò cũ của các thầy, mọi người cảm xúc vô cùng ( mong ban ấn lóat đăng hình qúi thầy tôi đã gởi ) . Cơ hội đó tôi đọc được nỗi tâm tư đau xót của quí thầy cô còn phải ở lại để thi hành nốt cái thiên chức cao qúi, như là cái nghiệp không thể buông tay .

Nơi nửa vòng trái đất xa xôi , tôi chân thành cầu chúc quí Thầy Cô kính yêu hiện còn và quí quyến có được sức khỏe tốt và moị sự an lành. Mong sớm được có ngày đẹp trời , bình thản không vướng mắt ...tôi trở về được  gặp thăm quí Thầy Cô . Tôi cũng chân thành gửi đến quí Thầy Cô và quí quyến đang định cư tại Hoa Kỳ cũng như trên khắp thế giới có được một cuộc sống bình an, nhiều và nhiều sức khỏe . Và mong luôn được gặp qúi Thầy Cô cũng như bạn bè cựu học sinh trường Phan Châu Trinh trong những ngày Hội ngộ nơi xứ người .

Chế Văn Thức  ( PCT 1954 – 1960 )

California 30/9/2002

Chế Văn Thức ( PCT 1954-1960 )

(Đặc san kỷ niệm 50 thành lập Trừơng Phan Châu Trinh , Đà Nẵng, Cali 2002 ) 

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 Dethat2 53 54 PCTB

Sau năm 1950, tấm biển École Franco – Vietnamienne de Tourane được thay thế tấm biển mới , với chữ Việt Nam là Trường Tiểu học. Niên khóa 1952 -1953 , học sinh lớp Nhứt ( lớp 5 ngày nay ) tại thành phố Đà Nẵng, theo tôi dự đoán, ít nhất có từ 4 đến 6 lớp, mỗi lớp trung bình gồm 50 học sinh. Như vậy tỷ số học sinh lớp Nhứt, bậc Tiểu học lúc đó có khoảng 300 học sinh. Tỷ số đậu bằng Tiểu học xong, tôi đóan ít nhất cũng có khoảng 200 học sinh. Tôi là một trong 200 học sinh đó, để dự thi vào một lớp duy nhất năm đầu tiên , gọi là lớp Đệ thất (chỉ chọn 60 học sinh ) của Trường  Phan Châu Trinh Đà Nẵng lúc bấy giờ. Lớp Đệ thất ( lớp  6 ngày nay ) nầy nằm ké trong khu trường Nam Tiểu Học Đà Nẵng, ở dãy lớp phía bên phải của nhà trường.

Qua niên khóa 1953 -1954 , Trường Phan Châu Trinh tuyển thêm một lớp Đệ thất mới  còn lớp Đệ thất năm ngoái, niên khóa này lên Đệ lục ( lớp 7 ngày nay ) . Như vậy, Trường Phan Châu Trinh chỉ có 2 lớp ( một Đệ thất và một Đệ lục ) và hai lớp nầy vẫn còn nằm tạm trong Trường Nam Tiểu học. Tôi còn nhớ hai lớp nầy  nằm sát vách Nhà Máy Đèn của Thành phố Đà Nẵng . Tiếng máy Nhà Đèn chạy ồn ào, đã gây bực mình cho các giáo sư giảng dạy lúc bấy giờ cũng không ít. Các giáo sư tôi còn nhớ như Thầy Nguyễn Hữu Thứ, Trần Ngọc Quế, Lê Trọng Nguyễn, Thầy Tri, Cô Giáng Châu, Cô Liệu, Cô Hường v..v...

Qua niên khóa 1954 – 1955 , Trường Trung Học Phan Châu Trinh dời qua địa điểm mới, được xây trên một khu đất rộng , mở thêm nhiều lớp hơn ...nằm đối diện với Bệnh xá. Khu Bệnh xá nầy , sau trở thành Trường Nam Tiểu học, cũng nằm trên đường Lê Lợi. Cũng dọc theo con đường nầy, chạy dài xuống phía biển là Trường Trung học tư thục Phan Thanh Giản . Trong thời gian này, tại Đà Nẵng , các trường Trung học khác cũng mọc lên theo nhu cầu dân số và học vấn của học sinh, như các Trường Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Trường Tây Hồ, Sao Mai..v.v...Trường Phan Châu Trinh, cũng vì nhu cầu trên , nên mỗi năm đều phải mở tăng thêm lớp học, cải tiến phòng ốc, và bổ nhiệm thêm các giáo sư cần thiết khác...

PCT1953 540004

Hồi đó tôi còn nhớ, hễ cô cậu nào mà trúng tuyển vào Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, hoặc được cá trường công khác chuyển đến , có nghĩa là được học Trường nầy...là điều hãnh diện .

Sau năm Đệ tứ , niên khóa 1955 -1956, các cô cậu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng phải vô tận Hội An để thi bằng Trung Học. Kết quả lần đầu tiên , Đà Nẵng rớt hơi nhiều, trong đó có tôi . Sau kết quả kỳ thi , các cô cậu đậu trung học, nếu gia đình có khả năng cho tiếp tục học thêm thì phải vào Sài Gòn hoặc ra Huế để học tiếp các lớp Đệ tam, Đệ nhị, Đệ nhất, vì lúc bấy giờ, thành phố Đà Nẵng chưa có các lớp này.

Từ niên khóa 1958 -1959 , Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng bắt đầu mở lớp Đệ tam, rồi năm sau thêm lớp Đệ nhị. Cũng để đáp ứng cho nhu cầu  về nghề nghiệp, thành phố Đà Nẵng còn mở thêm Trường Kỹ Thuật rất tân tiến , trang bị đđầy đủ các phương tiện chuyên khoa , tọa lạc tại khu bãi biển Thanh Bình.

Nói về kỷ niệm đối với Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng , riêng tôi, cũng như một số bạn nam nữ khác, sau khi đậu Trung học kỳ nhì, tôi phải khăn gói ra Huế vào Trường Quốc Học để học lớp Đệ tam ban A.

Những người cùng thế hệ với tôi bấy giờ, từng học lớp Đệ thất, Đệ lục, nằm ké trong Trường Nam Tiểu học Đà Nẵng cho đến khi qua Trường mới, với danh hiệu Trường Trung Học Phan Châu Trinh, và khi xa trường, hoặc bỏ trường cũ mà đi, để xa các bạn bè thân thương  như Trương Duy Hy, Lê văn Cử, Trần Thượng Thiện, Vương văn Mau ( Mau Chà Và ) Nguyễn Như Hàng ,Nguyễn văn Tú, Nguyễn ngọc Bang, Lâm Quang Thị, Lý thị Hạnh, Trần thị Ngọc Trai ,Nguyễn thị Trai ,An Ý Hạnh, Nguyễn thị Xuân Hương, Nguyễn thị Bich Liên ( tức Đệ ) v..v...thì làm sao mà không lưu luyến về kỷ niệm ấu thơ của mình ?

Trong suốt thời gian học tại Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng tôi cũng có một hãnh diện khác nữa là tôi ở trong Đội Bóng Tròn của nhà Trường. Đội Bóng Tròn Phan Châu Trinh Đà Nẵng đã gây tiếng vang chiến thắng nhiều lần . Chỉ có một lần thua Đội Bóng tròn Quốc Học tại Huế mà thôi. Lúc đó tôi đá cả hai chân . Thường tôi đứng trung đạo. Nếu thiếu góc trái thì tôi đứng bên trái. Trong đội có Trần Thượng Thiện chuyên môn tết (tức” tête”,là dùng đầu đánh gạt banh vào lưới ) . Bây giờThiện trở thành Mục Sư. Lê văn Cử đã chết trong tù ở Bắc Việt. Trương Duy Hy, Nguyễn Như Hàng bị kẹt ở Đà Nẵng. Trần thị Ngọc Trai xưa kia xinh đẹp , học giỏi , nay bị lãng trí ở Canada.

PCT Bongda1

Bạn bè chung lớp ngày xưa tứ tán khắp nơi , đương nhiên cũng có người qua bên kia thế giới, cũng có người đỗ đạt thành tài như Hùnh Huynh ( thạc sĩ Mỹ ) và cũng có người đứng bên kia chiến tuyến ý thức hệ trong cuộc chiến Việt Nam.

Riêng tôi, tôi nghĩ rằng đã là bạn bè, chung trường và chung kỷ niệm thời thơ ấu với nhau – rất tuyệt đẹp – thì không thể nào có cái cảnh như Đặng Trần Thường cư xử quá ư cay nghiệt với Ngô Thời Nhậm , bạn học ngày xưa vì một hoàncảnh đã đổi thay, dưới thời vua Gia Long và Nguyễn Tây Sơn .

Vô Tình

( Houston – tháng bảy trời mưa như mưa xứ Quảng )

( Đặ̣c San Kỷ niệm 50 thành lập Phan Châu Trinh , Đà Nẵng. Cali 2002   )

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 TaQuocBao2

Thầy Tạ Quốc Bảo và phu nhân (Minh Nguyệt)

Khi biết được sẽ về dạy tại trường Phan Châu Trinh, tôi đã không ngăn được xúc động. Trước hết là vì đổi về đó là đúng theo ý nguyện của thân phụ tôi khi ông ghé chân nơi này năm 1954, sau khi từ Hà Nội vQào Sài Gòn, rồi lại thuyên chuyển ra làm việc ở miền Trung. Tôi cũng chỉ nhớ mang máng là ông đã nói rằng Đà Nẵng thoang thoảng một Hà Nội năm xưa. Vì thế mà tôi chọn Đà Nẵng là ưu tiên một, trước Huế và Nha Trang trong đơn xin bổ nhiệm sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế. Thứ hai là vì Đà Nẵng gần Huế, và nếu muốn học thêm Cao học, tôi cũng có thể đi về dễ dàng hơn (thực sự sau đó tôi lại ghi danh tại Sài Gòn vì các giáo sư của tôi đã chuyển về đó sau những biến chuyển tại Đại Học Huế). Và sau này tôi cũng thấy mình chọn Đà Nẵng là đúng, vì đã lấy vợ người Đà Nẵng và nếu còn ở lại Huế theo lời khuyến khích của một ông thầy người Mỹ để phụ tá cho ông, thì chắc tôi cũng bị thủ tiêu trong vụ Tết Mậu Thân, khi mấy người bạn học cũ ở Văn Khoa từ bên kia về tìm tôi trong dịp này. (Tôi biết được chuyện này nhờ hai người bạn thân nói rằng những người đó tìm không thấy tôi ở Huế nên đã tìm các bạn tôi để hỏi).

Khi sự vụ lệnh về thì tôi đang tu nghiệp và Đại diện Tổng Hội Sinh Viên Huế tham dự Đại Hội Sinh Viên Thế Giới tại Tân Tây Lan (New Zealand), nên vào trình diện trễ. Tôi được ông Giám học Ngô Anh Tuấn (ông là con của thầy Ngô Đốc Khánh dạy tôi Pháp văn sinh  ngữ 1 năm Đệ nhị C trường Quốc Học, sắp cho dạy Anh văn 3 lớp Đệ lục (lớp 7 sau này) với lời an ủi: “Anh mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên dạy lớp nhỏ trước.” Ông ấy không biết tôi đã dạy Anh văn lớp Đệ nhị mấy năm tại trường Bình Mình Huế khi tôi còn là sinh viên. Còn thầy Hiệu trưởng Châu Trong Ngô sợ tôi buồn, bèn kéo tôi vào văn phòng nói tôi dạy mấy lớp đó cho khỏe, vì là giáo sư đệ nhị cấp chính ngạch, dạy lớp nào cũng lãnh lương như nhau. Thầy Ngô là giáo sư dạy tôi môn Thiên văn học năm Đệ Nhất C Quốc Học 1959.

Tôi thấy đó là một thích thú vì tôi có thể áp dụng những phương pháp dạy Anh văn tôi đã hấp thu tại Huế và Tân Tây Lan khi các em còn chập chững học Anh văn. Tôi nhớ đó là lớp Đệ lục 3, 4, 5. Lớp Đệ lục 3 thì toàn con gái. Lục 4 nửa gái nửa trai. Lục 5 thì toàn con trai, học trong dãy nhà ngang sau phòng thí nghiệm (ông Ngô Anh Tuấn lấy 1 phòng làm tư  thất, sau này ông Hiệu trường Thái Doãn Ngà và Ban Giám đồc dùng cả  dãy làm tư thất). Nói chung, lớp Lục 3 thì có những em ngoan, giỏi và nghịch ngợm của con gái. Lục 4 thì ngoan, giỏi, đằm hơn (cũng nghịch nhưng e ngại phái kia cười). Lục 5 thì ngoan, giỏi và năng động hoàn toàn con trai…

Tưởng cũng nên tả qua về sơ đồ của trường vào dạo đó. Trường có tất cả 7 dãy nhà có hình chữ U. Căn nhỏ nhất nằm ngay góc đường Thống Nhất và Lê Lợi, là nơi thầy Tổng giám thị Trần Hữu Duận cư ngụ. Thứ hai là dãy lầu nằm song song với đường Thống Nhất. Dãy thứ ba  nằm ngang song song với đường Lê Lợi là dãy chính chưa có lầu. Dãy thứ tư thẳng góc với dãy chính thì làm văn  phòng, chỉ còn một phòng làm phòng học. Văn phòng chiếm khoảng hai phòng, trong đó, phòng Hiệu trưởng chiếm khoảng 1/3 diện tích của một phòng học để thầy Châu Trọng Ngô vừa dùng văn phòng cho ban ngày vừa dùng làm phòng ngủ vào ban đêm ( vợ con Thầy ở lại Huế), với một cái tủ nhỏ treo áo quần và cái ghế bố ban ngày xếp lại để trong góc phòng! Phòng  Giám học của thầy Ngô Anh Tuấn cũng chỉ chiếm 1/3 của một phòng học. Phẩn còn lại thì làm phòng Tổng giám thị của thầy Trần Hữu Duận.

Văn phòng chung gồm có học vụ có bác Bửu Diêu, bà Trần Đình Chín (thân mẫu của giáo sư Trần Đình Thanh Lam), bà Nguyễn Khoa Dánh, bác Nguyễn Đỗ Thuận ( thân phụ của Nguyễn Thị Cẩm Nhuỵ), bác Nguyễn Kế (thân phụ của Nguyễn Đức Chương, bác Nguyễn Văn Thiên. Bước xuống vài bước thềm là sân bóng rổ (sau này có thêm sân vũ cầu), rồi đến phòng thí nghiệm. Phía sau đó là một dãy nhỏ có 3 phòng, nhưng chỉ có 2 phòng dùng làm phòng học, còn 1 phòng dùng làm tư thất của ông Giám Học Ngô Anh Tuấn. ( Về sau thì dãy này hoàn toàn được dùng làm tư thất của các vị Hiệu trưởng, Tổng giám thị, Phụ tá TGT). Dãy thứ 7 gồm 2 căn nhỏ dùng cho gia đình bác Tô Thau, còn bác Luận và bác Đinh Tránh thì được phép cất thêm 2 căn cuối cùng dãy. Ngay bên trái cổng chính là dãy nhà lợp tôn để xe cho giáo sư. Phòng giáo sư nằm trong dãy chính, hai bên có hai cây phượng vỹ chưa lớn lắm. Khi đó chưa có tượng cụ Phan. Mấy năm sau giáo sư Đoàn Văn Toàn (Đỗ Toàn) mới đúc tượng này bằng đồng đen, rất đẹp làm tăng thêm vẻ đẹp của trường. Dọc theo dãy chính có một hàng thông dài, sân chưa có cỏ hay nếu có cũng không chịu nổi bầm dập của những bước “chân chim” hàng ngày dậm lên!!!  Chung quanh trường có hàng rào kẽm gai như trại lính…

1- NIỀM VUI ĐÁNG NHỚ

Hồi đó, các lớp Lục tôi bắt đầu dạy này “đóng đô” tại dãy thứ 6 nằm phía sau phòng Thí Nghiệm, nhưng vì thiếu phòng học nên đôi ngày phải chạy phòng qua “tạm trú “ vài phòng khác.

Điều làm tôi thích thú khi dạy 3 lớp này là các em rất “khoái” giờ Anh văn của tôi. Chính các em đã cho tôi những kỷ niệm không thể quên được. Bây giờ sau gần 40 năm, tôi xin đặc biệt cám ơn các em năm đó đã cho tôi một năm đầu tiên đầy  thú vị trong đời dạy học của tôi tại trường Phan Châu Trinh. Những em của các năm sau đó trong các lớp Đệ nhị và Đệ nhất lại cho tôi những kỷ niệm khác,  nhất là mối lo cho các em trong các kỳ thi Tú tài.

Tôi thường dạy vào buổi chiều sau giấc ngủ trưa. Vào mấy tháng đầu, ông bà cụ tôi còn ở Huế chưa dọn vào nên một mình tôi thuê căn nhà của anh Long, em trai thầy Nguyễn Giai ở đường Ba Đình. Một hôm ngủ quá giấc, thình lình tôi dật dờ nghe tiếng léo xéo, rúc rích của con gái con trai đã thức tôi dậy. Té ra các em không thấy tôi đến trường nên đến tận nhà tìm… Ham học đến thế là cùng. Tôi còn nhớ trong nhóm đó có Phạm Thị Diễm, Nguyễn Thị Ngọc Liên B (sau này là bác sĩ), Nguyễn Thị Ngọc Liên A, Trần Thị Cẩm Lai (hình như sau này đang dạy tại Đại học Sai Gòn), Trần Thị Thuý Nhạn, Bùi Thuý Hương, Lê Thị Phương Lan, Nguyễn Tuấn Dũng, Trần Được… và ba bốn em  khác mà bây giờ tôi chỉ nhớ mặt. Thế là em này đi lấy nước, em kia đi lấy khăn. Nguyễn Tuấn Dũng mở tủ áo hối tôi mặc áo quần màu nào. Nguyễn Tuấn Dũng cũng nhanh  nhẹn lấy giùm tôi  cuốn Let’t Learn English và cuốn sổ điểm danh giùm tôi. Rồi sau ít phút các em cùng tôi đi HỌC… 

Một ngày không thể quên.

Năm đó tôi là giáo sư cố vấn của lớp Lục 3. Phạm Thị Diễm (con bác sĩ Tú) làm trường lớp, giỏi ngoan, lễ phép và rất hoạt bát. Các em trong ba lớp Đệ lục này có Thuý Nhạn, Thuý Hương (con thầy Bùi Tấn) cũng giỏi, ngoan và rất hoạt động. Nguyễn Thị Ngọc Liên thường đứng đầu lớp. Nguyễn Tuấn Dũng thì liếng thoắng sau này hợp với Trần Quang Sanh nhỏ mà chững chạc, Trần Nhi có dáng đi mang máng James Dean, Trần Được, Nguyễn Văn Mài rất năng động trong các sinh hoạt của trường khi các em lên lớp cao. Mài cũng là cầu thủ bóng tròn của trường sau này.

Theo thông lệ vào dịp Tết, các lớp tổ chức liên hoan, và tôi cũng phải lì xì cho cả ba lớp đồng đều. Thầy cô đều được các em mời tham dự. Đa số chúng tôi chỉ ghé mỗi lớp một chút. Nhưng hôm đó, tôi phải ở lại lớp 6/3 vì tôi là giáo sư Cố vấn. Ăn uống và nghe các em hát. Các em cũng yêu cầu tôi hát một bài. Tôi cũng không nhớ là tôi hát bài nào… Hình như là bài “Anh đến thăm em một chiều mưa” thì phải. Thầy Trần Đình Quân (biệt hiệu Trần Đại Mỹ) cũng ghé lại và hát bài “Khúc tình ca xứ Huế “ của thầy. Các em bên 6/4 và 6/5 qua mời,  nhưng lớp 6/3 nhất định không cho tôi đi, và còn nói “Thầy của bọn này, các trò không được mời”. Cô Tạ Thúc Phú, Cô Chi, cô Lê thì bảo tôi “Ai biểu chiều chúng nó nên đáng đời”.

Cuối cùng thì tôi cũng qua thăm được các lớp kia.

Rồi ngày Tết đến. Các em đến nhà thăm tôi, nhận lì xì, nhưng khi ra về đã không quên hái vài trái cam quật trong chậu mà ông cụ tôi mua về để hai bên cửa. Đến ngày mùng ba thì hai chậu này chỉ còn lá. Ông cụ tôi chỉ lắc đầu cười. “Nhất trò nhì ma thứ ba cũng học trò”. Ông cụ kiêng chữ quỷ vào ngày Tết nên đổi cả câu. Thế là TRÒ vừa nhất vừa ba!!!

Cuối niên khoá đó, Hội đồng giáo sư họp lại để tuyển học sinh xuất sắc trao phần thưởng. Bàn thảo sôi nổi nhất là về phần thưởng danh dự toàn trường cho một trong hai em vào chung kết là Nguyễn Văn Hưng và Phạm Vũ Thịnh,người tám lạng kẻ nửa cân. Chúng tôi mất hơn một giờ thảo luận, xem xét học bạ của cả hai, môn nào cũng nhất hết. Cuối cùng đành bỏ phiếu. Tôi bỏ phiếu trắng vì không dạy em nào cả sau khi đề nghị cho hai giải đồng hạng của tôi không thành. Kết quả thì chỉ một em được chọn vì hơn một phiếu. Cả hai em sau đó đều đậu ưu hạng trong kỳ Tú tài 2 và được học bỗng du học thành tài. Hiện nay anh tiến sĩ Thịnh đang làm việc tại Úc, chắc tiến sĩ Hưng cũng còn ở đó. Cũng trong năm đó, tuy tôi không dạy, nhưng biết có rất nhiều em đã đậu Tú tài điểm cao như Trần Thị Kim Giao, Phạm Thị An, Nguyễn Đỗ Thu, Ngô Phước Khánh.

Những năm sau tôi không còn được dạy các lớp nhỏ nữa, mà phải phụ trách môn Anh văn chính và phụ các lớp Đệ Nhị và Đệ nhất cấp . Sau khi thầy Trần Xuân Giảng xin nghỉ về Sai Gòn, thì tôi dạy Anh văn sinh ngữ 1 lớp Nhị C và Anh văn sinh ngữ 2 cũng lớp Nhị C  khi cô Hoàng Oanh chuyển về trường Trưng Vương, Sài Gòn.

Trong lớp này có Hồ Thi Tú nói và viết Anh văn hay và thông thạo, Đặng Thị Toán, Nguyễn Thị Minh Nguyệt , Phạm Thị Thương, Phạm Thị Cảnh, Nguyễn Thị Xuân Hoà, Đào Thi Kim Dung, Đỗ Thị Hoàng… đều là học sinh giỏi và chăm. Phạm Thị Nê rất hăng say trong sinh hoạt xã hội của trường.

Trong các lớp Đệ Nhất A và B, thì tôi còn nhớ được các em Phạm Văn Hơn chăm chỉ cẩn thận, Nguyễn Văn Phùng lanh lợi, Lê Thị Minh Châu, Cẩm Nhung, Cẩm Nhuỵ như bóng với hình, Lê Thị Hải, Hà Văn Hải… Trong lớp Nhất C Anh văn sinh ngữ chính thì có Trần Thị Hạc, Hoàng Quang Tín, Lê Thị Hân, Trương Hữu Phú, Đặng Xuân Kiên rất khá. Tôi biết Phú từ lúc em còn học tiểu học khi tôi ở trọ nhà em trong khu Hồ Mưng Huế, năm tôi học Đệ Tam Quốc Học năm 1957. Đặng Xuân Kiên khi đó là trường lớp và trong Ban Đại diện Học sinh của trường.

Những năm sau, tôi cũng được hân hạnh hướng dẫn nhiều em giỏi không những về Anh văn mà còn về các môn khác nữa như Nguyễn Hữu Viện, Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Thị Xuân (A), Bùi Thị Dương Nguyên (con thầy Bùi Tấn), Bùi Thị Thuý Hương (cũng con thầy Bùi Tấn), Trần Thị Diệu Min (con thầy Trần Tấn), Thuý Nhạn, Trần Quang Sanh, Phạm Thi Diễm, Đặng Thi Xuân Hương ( con thầy Đặng Xuân Nhi), Nguyễn Thị Ngọc Liên, Trần Thị Hải, Trần Việt Hùng, Hoàng Thị Hồng, Lê Thị Thanh Sơn, Võ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Viết Duy (em của nha sĩ Liên Hương)…

Tôi không thể quên Nguyễn Hữu Viện, cao gầy, cận thị nặng, nói và đọc tiếng Anh hay trong lớp Nhị B. Em thường đến nhà tôi chơi, gò lưng trên chiếc xe đạp cũ có lẽ cũng bằng tuổi em, miệng há hốc mắt nhướng lên nhìn đường…, khi thắng lại thì chỉ dùng chân nên đôi giày mòn nhanh hơn thắng xe. Em học chăm và giỏi và tôi rất mến trọng. Sau nầy, lần cuối cùng gặp em vào tháng 4 năm 1975 lúc em đến thăm tôi ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật Sài Gòn . Em có nói rằng chắc em sẽ học tiếng Nga… Không ngờ gần đây lại liên lạc được với em ở bên Pháp với những bài văn thơ rất hay và cảm động.

Nguyễn Văn Quốc em ruột của Nguyễn Văn Hưng, cũng học Nhị B, nói và viết tiếng Anh lưu loát. Em cũng giỏi các môn khác và đậu ưu hạng trong kỳ thi Tú tài.

Nguyễn Thị Xuân học Ban A rất ngoan, hiền và xuất sắc về mọi môn. Em được trao Giải thưởng Danh dự toàn trường, đậu Tú tài tối ưu và đậu đầu trường Y khoa Sài Gòn. Rất tiếc em phải bỏ dở việc học vì bị bệnh giữa năm.

Còn Bùi Thị Thuý Hương thì tôi đã dạy năm Đệ lục, rồi Đệ nhị C, đã là một nữ sinh viên vẹn toàn về thể thao và học vấn. Em đã đem lại cho trường rất nhiều huy chương và cúp danh dự trong các lần tranh giải điền kinh cho học sinh toàn vùng 1. Hiện nay em cũng rất thành công trong nghề nghiệp tại Mỹ.

Các em Trần Thị Thuý Nhạn, Phạm Thị Diễm, Đặng Thị  Xuân Hương, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Trần Quang Sanh, Trần Việt Hùng, Trần Thị Hải, Trần Thị Hạc, Trần Thị Cẩm Lai sau này cũng đã làm rạng danh trường trong các kỳ thi vào trường chuyên môn như Y Khoa, Dược, Công Chánh, Hành Chánh, Sư Phạm… tại Huế và Sài Gòn.

Về văn nghệ thì có nhiều em xuất sắc như Nguyễn Văn Phát hát rất hay, Trần Ngọc Châu diễn kịch tài tình, Phạm Thị Tâm Nguyên hát tân nhạc đã hay mà ca cải lương cũng rất mùi. Trước đó thì có Phước Khánh, Vân Anh cả hai đều có giọng ca ngọt và truyền cảm, nhất là khi đó các em còn được các giáo sư tài danh như Tôn Thất Lan (dạy Anh văn), Trần Đình Quân (dạy Việt văn) hướng dẫn thêm về nhạc lý. Những đêm trình diễn văn nghệ cuối năm đều rất khởi sắc nhờ những tài danh học sinh của Phan Châu Trinh.

Tôi nhớ một năm khi các giáo sư Tôn Thất Lan, Trần Đình Quân đi nhập ngũ, và trường tổ chức hai đêm văn nghệ lấy tiền giúp gia đình cố giáo sư Trần Vinh Anh, tôi đã phải phụ tá cho các giáo sư Trần Đại Tăng và Trần Thông để điều khiển phần vũ của vở kịch “Thằng Cuội”… Cơ khổ tôi có biết múa may gì đâu, mà nay giao cho tôi chỉ bảo cho các em… nhưng vì nhu cầu nên tôi đành nhận… Tôi chọn bản “Tiếng sáo Thiên Thai” hoà chung với bản “Thiên Thai” để các em tập múa… Các em đóng vai tiên nữ trên Cung Quảng gồm có Võ Thị Xuân, Võ Thị Hạnh, Trần Thị Cẩm Lai và mấy nữ sinh khác, còn thằng Cuội là Nguyễn Văn Đờn… Em này rất có khiếu về kịch… và chính em đã giúp tôi hướng dẫn các em này múa theo tiếng nhạc. Thành công rực rỡ và tự nhiên tôi được nổi danh thêm về môn vũ!!! Cũng năm đó, Nguyễn Văn Phát, Tâm Nguyên nổi danh là ca sĩ học trò. Tâm Nguyên cũng bất ngờ làm khán giả mê say trong vai Điêu Thuyền với giọng ca cải lương thật mùi.

Tôi cũng không quên, có một đêm sau buổi trình diễn văn nghệ, lúc khán giả về hết, tôi cùng các thầy Cao Huy Hoá, Trần Thông, Trần Đại Tăng, Trần Xuân Mai… đứng lại trong sân trường bàn về các ưu khuyết điểm… Chúng tôi i phá lên cười khi thấy thầy Duận từ nhà ra, mặc quần xà lỏn đi giày vẫn còn  áo sơ mi thắt cà vạt … Thầy cũng gãi đầu nở nụ cười Kennedy…

Còn một hình ảnh nữa mà tôi không thể quên. Lớp Nhị C tôi dạy nằm bên cạnh lớp Tam B Pháp văn của thầy Trần Tấn ở cạnh cầu thang. Một hôm rảnh rỗi vì lớp Nhị C đang làm luận Anh văn, tôi trở về phòng Giáo sư uống nước. Khi ngang qua phòng lớp Tam B, tôi thấy một em đang thao thao đọc bài Récitation mà mắt nhìn chăm chú vào một tờ giấy dán ở thành bàn, còn cuối lớp thì hai ba em đang đánh croix-zé ro… Cũng một lần tôi bắt gặp một em trong lớp này đang tự nhiên tiểu tiện qua cửa sổ. Thầy Tấn hiền và cận thị nặng. Theo vai vế bên vợ thì tôi gọi thầy là Ông chú, chứ không phải là chú…

Những ngày còn độc thân, tôi thuê nhà ở đường Duy Tân, sau lưng trường Phan Thanh Giản. Những buổi tối tôi và các thầy Nguyễn Văn Kính, Trần Thông, Lê Khắc Khoan, Nguyễn Khoa Cang thường ghé lại tán gẫu với thầy Nguyễn Hương, Cao Huy Hoá, Đặng Như Đức ở đường Nguyễn Thị Giang. Thường thì thấy thầy Cao Huy Hoá đang nằm ghếch chân nghêu ngao vài câu hát, thầy Nguyễn Hương đang ngồi gảy guitare bản Espana Cani mà tôi đã nghe hơn một năm. Còn thầy Đặng Như Đức đang ngủ say như một kẻ thất tình. Khi cao hứng thì chúng tôi rủ nhau đi ăn cơm tối tại một nhà hàng trước mặt nhà sách Sông Đà trên đường Độc Lập. Chúng tôi cùng với thầy Ngô thường ăn trưa và tối ở đây những năm về trước. Vào những sáng cuối tuần, chúng tôi lại cùng với thầy Trần Đình Quân, Nguyễn Ngọc Thanh kéo nhau đi ăn sáng uống cà phê tại Thành Ký, trước mặt nhà thờ Chính Toà. Thế rồi người lấy vợ, thầy Hoá đổi về Huế, thầy Hương và Đức buồn tình đổi về Nha Trang , nhóm giáo sư trẻ chúng tôi tan rã. Thời huy hoàng chấm dứt!!!

PCT HM04

Thầy và trò trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng trong buổi hội ngộ.
Hàng ngồi, từ trái, các thầy cô Lê Thị Hồng Khanh, Võ Thị Hồng Diệp, thầy Trần Xuân Mai, Tạ Quốc Bảo, và cô Lữ Bá Diệp.
(Hình: Văn Lan/Người Việt)

  1. NỖI BUỒN AI HAY?

Khi thầy Châu Trọng Ngô và Ngô Anh Tuấn xin từ nhiệm để về Huế, trường Phan Châu Trinh không có Hiệu trưởng. Thầy Tổng giám thị Trần Hữu Duận xử lý cả hai chức vụ gần cả năm cho đến khi thầy Trần Vinh Anh về làm Hiệu trưởng, rồi thầy Thái Doãn Ngà làm Giám học.

Thầy Trần Vinh Anh trẻ hơn tôi và ra trường sau tôi. Dáng người nhỏ, da ngăm đen, khuôn mặt nghiêm trang trong cặp kính cận màu xanh lạt. Thầy có bước đi dài và cương quyết . Khi Thầy mới về cũng có một số giáo sư không thích vì cho rằng Thầy quá trẻ để điều khiển một trường lớn nhất thành phố. Nhưng tôi thấy Thầy đã đem lại sinh khí cho trường khi Thầy khởi xướng các cuộc họp mặt giáo sư liên trường Đà Nẵng. Thầy cũng khuyến khích phong trào khỏe trong giới giáo sư và học sinh. Sự thẳng thắng trong sự hoà đồng của Thầy đã dần dần thâu được cảm phục của mọi người .

Lần đầu tiên, các kỳ thi đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt được tổ chức toàn trường vào cùng một tuần. Tôi nhận thấy kỳ thi vào Đệ thất năm đó công bình nhất trong suốt thời gian tôi dạy tại trường. Năm đó các cô cậu ấm con cháu các ông bà lớn rớt như lá mùa thu, vì không được gởi gấm ai được. Nhưng cũng vì thế các vị có quyền thế trong địa phương đã trả thù bằng cách  không cộng tác yểm trợ phương tiện cho sinh hoạt thể thao và học đường toàn vùng mà trường Phan Châu Trinh phải đứng ra tổ chức.

PCT Bongda2

Đội bóng tròn Giáo sư Huế tại Đà Nẵng 

Mùa hè năm đó, thầy Trần Vinh Anh được cử làm Phó chủ tịch Trung tâm Giám thị trong kỳ thi Tú tài tại Nha Trang. Giáo sư Cao Huy Hoá, Nguyễn Văn Kính, và tôi thì sẽ vào sau để chấm thi viết, nên còn ở lại Đà Nẵng.

Sau ngày thứ tư của kỳ giám thị, chúng tôi đau đớn đến sững sờ khi được tin thầy Trần Vinh Anh đã bị một du đãng đâm chết khi thầy vừa từ tiệm ăn bước ra. Chúng tôi không vào Nha Trang nữa và ở lại để nghênh đón linh cữu của Thầy được đưa về quàng tại Phòng giáo sư của trường. Sự đau buồn thương tiếc báo trùm khắp trường . Cụ thân phụ của thầy Anh đã yêu cầu chúng tôi đừng cho vợ của Thầy biết vì bà vừa mới sinh được có mấy ngày. Toàn thể giáo sư và học sinh thay phiên nhau để canh quan tài.  Biết bao nước mắt và ngậm ngùi. Ngày cuối, trước khi di quan, cụ thân sinh của Thầy mới dẫn chị Anh trong áo tang đến làm lễ. Linh thiêng thay, khi chị vừa phục xuống khóc lạy trước quan tài thì quan tài tự nhiên bị xì khiến chúng tôi không thể ở lại trong phòng. Khi di quan ra xe tang, chúng tôi phải cần đến hai mươi người mới khênh nổi.

Tên sát nhân là con của một quan lớn đầy quyền thế trong vùng, vì gian lận trong kỳ thi  nên bị thầy Anh cảnh cáo. Hắn đem tâm thù nên đã giết chết Thầy và bị Tòa Án Quân Sự  Mặt Trận tuyên án tử hình. Nhưng nhờ thế lực, hắn được ông Chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương (tức thủ tướng) ân xá. Đau đớn và tủi nhục cho công lý.

  1. BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI

Năm 1974, tôi từ giã Phan Châu Trinh để qua điều hành Ban Thanh tra bên Ty Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên gồm các thầy Huỳnh Phú và Nguyễn Đăng Khoa làm Thanh tra Tiểu học, thầy Bùi Đình Nhuận, Dương Ngọc Tạo, Lê Khắc Khoan, Trần Công Kiểm làm Thanh tra Trung học, và hai thư ký để đánh máy các tờ trình thanh tra. Tôi không còn dạy lớp nào ở Phan Châu Trinh nữa.

Khi đó vì còn điều hành trường Anh văn của Hội Việt Mỹ vào buổi chiều tối, nên tôi cũng phải bỏ dạy tại các trường Sao Mai và Bán Công.

Tuy thế, tôi vẫn thường xuyên theo dõi các diễn biến tại các trường trong thị xã Đà Nẵng, nhất là qua các tờ  trình thanh tra. Sau đó, thấy mình chẳng có thực quyền, tôi đã xin thuyên chuyển qua làm Phụ tá Học vụ cho Viện Đại Học Quảng Đà vào cuối năm đó. Tôi cảm thấy mình có những bước sai lầm như thế, vì không còn thấy được niềm vui trong đám học trò, không còn thưởng xuyên tiếp xúc với các em hằng ngày với những vui buồn tuổi trẻ.

Đó thực sự là những điều đáng tiếc.

Rồi tôi cũng xa cách quê hương năm 1975, mãi cho đến năm 2001 mới có dịp cùng nhà tôi và các con về thăm quê cũ. Tôi đã có dịp ghé thăm trường Phan Châu Trinh, nhưng các đồng nghiệp cũ đã xa, một số đã vĩnh viễn ra đi, một số đã di chuyển đi nơi khác, và một số đã về hưu.

Cũng may, nhờ  liên lạc được với một người  con của thầy Trần Đại Tăng, tôi có dịp gặp lại thầy Hà Công Bê, và đã được thầy Bê chở Honda đi thăm Đà Nẵng về khuya. Thay đổi nhiều  và xô bồ. Tôi không có dịp gặp mặt thầy Nguyễn Văn Kính và cô Quỳnh vì cả hai vừa ra Huế dự đám tang của thân nhân. Tôi chỉ có dịp nói chuyện với vợ chồng thầy Kính qua điện thoại  khi tôi đang ở Hà Nội. Khi đến thăm lại trường Phan Châu Trinh, tôi thấy trường thay đổi quá nhiều và có vẻ chật chội hơn. Tôi có dịp vái lạy cụ Phan ngay giữa sân trường trước sự ngơ ngác của một số thí sinh đang dự kỳ thi vào Đại Học. Các trường khác đã thay tên. Cũng may trường Phan Châu Trinh còn giữ được tên cũ.

  1. NHỮNG ĐIỀU SUY NGHĨ

Bây giờ quê hương, bạn bè, học trò cũ đã xa, tất cả chuyện đời chỉ là dĩ vãng, đáng lẽ mình phải quên đi. Nhưng tôi chỉ muốn nói ở đây một vài ý nghĩ vụn khi nhớ về quá khứ.

Như đã nói ở trên, thầy Trần Vinh Anh là một người khẳng khái hăng say. Trong kỳ thi vào Đệ thất, ông đã bỏ qua mọi áp lực và điều khiển một kỳ thi công bằng nhất trong lịch sử của trường Phan Châu Trinh trong suốt bao năm tôi dạy ở đó. Kết quả là con cháu các thế lực địa phương rớt rụng như sung . Thế rồi các thế lực đó đã cho trường Phan Châu Trinh biết uy quyền của họ. Năm đó, Bộ Giáo Dục lại ủy thác cho trường Phan Châu Trinh tổ chức Đại Hội Thể Thao toàn vùng 1. Nhưng ông Anh không được sự cộng tác và yểm trợ cần thiết như an ninh, trật tự, khán đài, xe cộ của giới chức thẩm quyền vì con cháu họ đã bị rớt trong kỳ thi.  Cuối cùng, nhờ có lệnh của ông Tướng Vùng, mọi chuyện mới tạm êm. Đó là một bài học đáng quý trong một thời giáo dục chỉ là thứ yếu.

Về kỳ thi Tú tài tại Nha Trang, ông Anh đã cảnh cáo một trường hợp gian lận ở phòng thi. Ông không làm biên bản cấm thi mà chỉ “dọa”. Nhưng ông bị hại bởi một tên võ lại con ông cháu cha. Hắn đã bị tuyên án tử hình,  nhưng lại được kẻ cầm sinh mạng quốc gia ân xá. Đau đớn thay cho câu “Dân chủ pháp trị “ vẫn được lải nhải hàng ngày trên báo chí và đài phát thanh thời đó. Còn Bộ Giáo Dục cũng im hơi lặng tiếng. Đúng là tư cách thua một kẻ thất phu  !!! Bây giờ, tôi chỉ cầu mong linh hồn của thầy Trần Vinh Anh tha thứ.

Sau khi thầy Trần Vinh Anh mất, trường Phan Châu  Trinh có một Hiệu trưởng mới là thầy Thái Doãn Ngà. Vào thời điểm này trường phát triển mạnh về cơ sở và sĩ số. Nhưng rồi một bác sĩ làm Tổng trưởng Giáo Dục phát biểu một câu hại đến uy tín của toàn thể giáo sư. Các giáo sư Phan Châu Trinh họp lại làm kiến nghị yêu cầu ông ta cải chính. Thế là qua mật báo của ai đó, ông ta đã đưa một số giáo sư như Tôn Thất Lan, Trần Đình Quân, Lê Quang Mai đi nhập ngũ, trong khi các vị này còn đủ điều kiện hoãn dịch. Đúng là cách trả thù của một cao thủ mang danh trí thức. Bây giờ, chắc thầy Trần Đình Quân đã tha thứ hành động tiểu nhân của ông Tổng trường này cũng như của kẻ mật báo, bởi vì tuy thầy Trần Đình Quân còn sống, nhưng đã quên… quên hết.

Tôi cũng còn nhớ năm 1965 khi được học bổng Usaid để du học Hoa Kỳ, bên Usaid bảo tôi phải qua Nha Du Học Bộ Giáo Dục và Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng lo hoàn tất thủ tục. Tôi đã học được cách thức đi qua “cửa hậu” để được đủ giấy tờ. Chỉ tiếc rằng khi đó là một thầy giáo nghèo, nên không đủ tiền để qua cửa đó, và tôi đã không được đi Mỹ mặc dầu Usaid đã can thiệp vài lần. Học bổng của tôi được dành cho con một ông Tướng thay thế. Thế lực và tiền tài là thế.

Tham nhũng và gian lận len lỏi khắp ngành mọi ngõ, ngay cả trong ngành Giáo Dục vốn được xem là trong sạch nhất. Người ta đã nhân danh nó để đút lót mà làm giàu. Ngày trước tôi chỉ nghe thôi, mà chưa thật sự mắt thấy tai nghe. Khi qua Ban Thanh tra thăm viếng và xem xét hồ sơ hành chánh và học vụ của mấy chục trường công tư trung và tiểu học trong thị xã, tôi đã thấy trước được những cái bất bình thường, mà trước đó vì lý này, lẽ kia  đã được bỏ qua, chính yếu là vì nhũng lạm. Tôi đã thấy những giấy chứng chỉ giả mạo không có trong sổ đăng bộ, các thành tích biểu giả và con dấu giả mà vẫn được nhận vào học hay chuyển trường. Một số tư thục thuê các giáo sư không đủ tiêu chuẩn để làm Hiệu trưởng hay để dạy, phê điểm và ký trên thành tích biểu. Họ vẫn dạy,  nhưng một giáo sư khác ký thế vào . Khi chúng tôi đến thanh tra, thì vị giáo sư kia nghỉ. Cũng may, khi tôi xin chuyển qua nơi khác để khỏi biết thêm những điều “đau đớn lòng “ vì biết Ban Thanh tra vô quyền chẳng làm gì được.

Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thầm nhủ (bắt chước câu của cụ Chu Mạnh Trinh nói về thân phận nàng Kiều): Giả sử ngay khi trước, chức thăng cứ mặc (để vẫn ở lại dạy tại trường Phan Châu Trinh), thì đâu đến nỗi…

TẠ QUỐC BẢO

10-2-2002

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 PCTVH2BWR2

 

CÓ MỘT NGÔI TRƯỜNG CÓ MỘT TÌNH YÊU

Là mộng ước một thời
Là trái tim muôn thuở
Là hi vọng sáng ngời
Là tương lai bất tử

Ơi ngôi trường thân yêu
Cả một đời ở đó
Vẫn còn thấy chưa nhiều
Vẫn còn nghe mới lạ

Và Em là hơi thở            
Đã nuôi sống tình anh
Em là đêm trăng thanh
Cho lòng anh bát ngát

Em là dòng suối mát     
Em là trận mưa hiền
Em như một nàng tiên
Cho Trường thành huyền thoại

Trường và Em chói lọi
Trong sâu thẳm hồn anh
Em và Trường mênh mông
Hai thiên đường rực rỡ

Chiều nay như trẻ nhỏ
Anh ngủ trong tình  em
Nghe mùa xuân trở lại
Trân sân trường cỏ xanh

Trần Hoan Trinh