Trung Học Phan Châu Trinh

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

 

Ðiện Thái Hòa

Những thành quách  xưa
Sơn phết lại
Đứng buồn thiu
Giữa trái khuấy thời gian

12motif

Người thiếu phụ
Vào độ thu tàn
Khóac chiếc áo hai mươi
Hờ hững
Tình ta đã qua rồi

12motif

Sông không còn thơm
Dòng không còn thơ
Nước không còn ngọt
Những tàu lá chuối vật vờ
Những mãnh vá không kín
Trên lưng người mẹ già
Ngồi chờ bữa chiều nay

12motif

Có khúc hát Nam ai
Thoảng nỗi niềm Ô Lý ?
Còn đâu – Nức nở chiếc thân tàn
Đổi chén cơm vơi trong tiếng ca

12motif

Trăng buồn dăng trên sông
Gió buồn từ núi lại
Trăng theo gió vữa trong nước
Thành qúach vữa theo trăng
Và hồn ai đã vữa theo thành quách

R62967d74fbf0896e597c285bfdc436a1

Mùa Hè 98
(Trở lại Huế lần thứ hai )
Nguyễn Đăng Ngọc

 

 

 

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

 Mưa Sa Cuối Trời

 

Cuối trời điểm giọt mưa sa
Giọt thương giọt nhớ giọt ta giọt người
Mưa sa nước chảy trôi xuôi
Bâng khuâng con nước đất trời nhớ thương

R694546a632b255092442ce103196ce5d

Cuối trời nở đóa vô thường
Không không có có đoạn trường có hay
Sông dài biển rộng thuyền say
Đông quan ngỏ ấy còn hay đi về

7079763223 18209512f1

 

Cuối trời chiều xuống sơn khê
Cánh hoa vương giả mải mê mây ngàn
Chợt nghe lời gió thở than
Lá thư vàng úa bàng hoàng xót xa

176449339 1761004917439484 4793676737168138768 n

Cuối trời hiu hắt quê nhà
Tâm tư nghe ướt trùng ca đêm trường
“ Tuổi già hạt lệ như sương “
Bước chân đất lạ nẻo đường ngổn ngang

San Diego Mùa Đông 2003
Nguyễn Đăng Ngọc

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

59619519 2738064899543030 6367179812481531904 n

 

Xin được một sát na tĩnh lặng
Cho tâm tôi lại gặp hồn tôi
Cho nước mắt phù phiếm nụ cười
Chảy thành dòng thương chân thật


maxresdefault 1

 

Xin được một sát na tĩnh lặng
Máu về tim nước trở lại nguồn
Nghe róc rách sông Hồng sông Cửu
Gió rạt rào trên dãy nuí Trường Sơn

 
six rocks reversed e1562103143926

 

Sát na tĩnh lặng sát na vô cùng
Ánh mặt trời chợt sáng màn đêm
Từ tĩnh lặng nẩy mầm huyền nhiệm
Chữ đá màu...nói chuyện với ngàn sau

 Blog 7 Ways to Make Meditation Easier 1 1024x512

Xin được một sát na tĩnh lặng
Cho tâm tôi gập được hồn người
Chung tay tha thiết nguyện cầu
Cây thương lá biếc biển trời thương nhau

 makingmeditationalbum header 850x444

 

San Diego – Mùa Thu 97
Nguyễn Đăng Ngọc

 

 

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active

 

Vui Buồn với Trường Cũ - Một Thời Phan Châu Trinh

Pctrinh140212L

 

Trường Trung học Phan Châu Trinh xưa, ngày nay không còn nữa . Từ một ý đồ không minh bạch của một nhóm người, phòng ốc bị đập phá, cây cối trên sân trường bị đốn ngã ngổn ngang. Ngay sau biến cố 1975 có người đã đòi đổi thay tên trường .Và cũng sau biến cố 75 thầy trò tản mác muôn phương, người ra đi, kẻ ở lại …

Những người ở lại, học trò thì kẻ được tíếp tục học, kẻ không, thầy giáo cùng trong một cảnh ngộ, người được trở lại bục giảng, người đi công, nông trường …Tưởng chừng mọi sự đã thành mây khói.

 Nhưng không, phòng ốc tuy không còn, trường Phan Châu Trinh của một thời vẫn còn đó và còn lại thật nhiều. Trước hết còn lại cái DÂN KHÍ, cái TINH THẦN DÂN CHỦ Cụ PHAN CHÂU TRINH đã dạy cho chúng ta . Còn lại vui buồn của một thời, những tình cảm thân thương giữa thầy trò, giữa bè bạn. Còn lại những gắn bó với hàng cây bóng mát trong sân, với hành lang nắng rát chiều hè…

Từ ngày thành lập cho đến 75, MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH ấy, còn rất sinh động trong mỗi con tim của chúng ta., thầy và trò, những ai đã từng qua đó .

MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH hình thành bởi nhiều lớp học sinh đầy thiện chí và tài năng, nhiều lớp giáo sư tận tụy với chức nghiệp, nhiều lớp phụ huynh thương yêu con em mình… May mắn cho tôi được kề vai, sát cánh với thời kỳ ấy trong một thời gian gần bảy niên học và dưới đây một ít vui buồn tôi đã trải qua.

Tháng 10 năm 1956 tôi nhận được Sự vụ lệnh của Bộ Quốc gia Giáo dục đi nhận nhiệm vụ mới : Quyền Hiệu trưởng trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng .

Đó là một thăng tiến trong nghề nghiệp . Nhưng thú thật tôi chẳng mấy vui. Nhận nhiệm vụ mới có nghĩa là phải từ bỏ cuộc sống yên lành và đầm ấm ở Huế . Nơi đây tôi đang dạy tại hai trường lớn, có tiếng tăm nhất ở miền Trung : trường Quốc Học và trường Đồng Khánh.

Nghề nghiệp ổn định, sinh hoạt thoải mái, có nhà cửa sẵn, sống đầm ấm với đại gia đình giữa thành phố tôi sinh ra và lớn lên, tôi cảm thấy đã quá đầy đủ tuy tôi biết rằng cuộc sống ấy mang ít nhiều chất tiểu tư sản..

Rời Huế là rời bỏ hai ngôi trường tôi mến yêu, rời bỏ nơi tôi từng có biết bao kỷ niệm đẹp từ buổi còn thơ …

Tuy nhiên nhiệm sở mới không phải không có điểm hấp dẫn. Huế tuy êm đẹp, dịu dàng, nhưng phải thú thật phảng phất tính chất phong kiến, bảo thủ . Dù chưa biết mấy về Đà Nẵng nhưng vì Đà Nẵng là một thành phố cảng, tôi nghĩ cuộc sống ở đó hẳn cởi mở, phóng khóang. Đây không phải là một quan niệm tôi tự tạo ra để an ủi mình trước sự thể không thể từ chối lệnh của Bộ Giáo dục.

Thật ra tôi có quan niệm ấy từ lâu, từ khi biết qua lịch sử Hy Lạp. Tôi thích cuộc sống cởi mở và nền giáo dục phóng khoáng của Athens, mở rộng để đón nhiều luồng văn hóa và chẳng thích gì nền giáo dục khép kín và khắc khe đến sắt đá của thị quốc Sparta .

Sự khác biệt giữa Athens và Sparta là do vị trí địa lý và nề nếp sinh họat mà ra. Tôi tin rằng với Đà Nẵng tôi có thể tìm thấy một không khí phóng khóan và nhất là tinh thần dân chủ tiêu biểu bởi cụ Phan Châu Trinh.

Với tin tưởng đó tôi không còn mấy ngần ngại đi nhận việc ở một nơi tuy không xa  Huế lắm, nhưng lại là nơi tôi không có hơn một người quen thân .

Cuộc hội ngộ đầu tiên của tôi với trường Phan Châu Trinh không mấy khích lệ . Khác với Quốc Học và Đồng Khánh là những trường đã hòan thành, trường Phan Châu Trinh là trường đang phát triển , Tôi tự hỏi : Với tuổi đời còn ít, với khả năng hạn chế, có thể đảm đương việc phát triển trường không ?

Thật không ngờ thành phố Đà Nẵng, một thành phố lớn và họat động nhất của miền Trung, cho đến năm 1956 lại không có được một trường Trung học tương xứng .

Lúc tôi đến nhận việc, trường mới có một dãy nhà trệt gồm sáu phòng học và một phòng nhỏ bé ngăn làm hai: một phần là phòng hiệu trưởng, một phần là phòng giáo sư . Trong sáu phòng học lại có một phòng dùng làm văn phòng nên chỉ sử dụng được năm phòng để giảng dạy . Kiến trúc của trường trông giống một mái chùa hơn là một trường học. Dãy lầu bên phía trái (đứng phía trong trường nhìn ra) chưa hòan thành .

Sân trường và vòng rào còn quá sơ sài . Trơ trụi chưa có một bóng cây trên sân, trừ hai cây phượng lèo tèo trước phòng giáo sư. Bãi cát sân trường lồi lõm, có nơi đầy cỏ dại .Phía góc đường Nguyễn Hòang sân lõm xuống khá sâu so với mặt đường bên ngoài .

 Vòng rào quanh trường chỉ là.mấy hàng kẽm gai đơn sơ, cột chống nhiều chõ xiêu ngã. Sát với rào gai, phía gần đường Nguyễn Hòang, một túp lều vãi poncho và các-tông xập xệ của hai vợ chồng ông Sáu lang bạt . Túp lều này về sau được dời qua đường Nguyễn tri Phương, sát với sân bóng rỗ, một thời gian rồi biến mất đi đâu không rõ .

Phía bên kia đường Nguyễn Hoàng là trường tiểu học Pháp cũ..Trường được giao lại cho trường Nam Tiểu học .Vì cách biệt nên trường Nam nhường cho Phan châu Trinh Mãi về sau năm 58 hay 59, theo lời yêu cầu của trường, ông trưởng ty công chánh, một phu huymh học sinh, cho đóng đọan đường Nguyễn Hòang thông với đường Nguyễn tri Phương thì ty Tiểu học Đà Nẵng bấy giờ mới giao hẳn phần trường tiểu học ấy cho Phan Châu Trinh . 

Vì chưa dùng đến và trách nhiệm không rõ ràng nên tình trạng  trường Phan Châu Trinh, phía trường tiểu học Pháp cũ, gần như hoang vu. Cây dứa dại mọc đầy, một nấm đất “sề sề”, cô dơn, được truyền là một mộ Hời . Những buổi trưa hè nắng gắt, tắc kè chay rộn ràng đi tìm nơi tránh nắng và những hố nhỏ chằng chịt khắp nơi .Vì có giếng nước sâu và sẵn bãi cát nên những người làm giá ở vùng lân cận đào bới hết chỗ này đến chỗ khác trên sân để ủ giá . Sau lúc thu họach giá họ để nguyên các hố như thế .

Tình trạng đào bới giảm dần  sau lúc gia dình tôi dọn vào ở dãy nhà này và ngưng hẳn sau lúc trường hòan thành sân bóng rõ, phòng thí nghiệm và sân vũ cầu . Nhân đây tôi xin nói đến một thiệt thòi của trường mà ít người biết để bổ sung thêm lịch sử xây cất của trường .

Nguyên vào quảng năm 1953, 54 Bộ giáo dục có cấp cho trường một ngân khỏan để xây nhà Hiệu trưởng như ở những trường trung học ở các tỉnh khác. Địa điểm xây nằm ở góc đường Thống Nhất và Nguyễn Tri Phương . Hồ sơ đã lập xong. chỉ chờ chữ ký của ông Giám đốc Học Chánh miền Trung thời bấy giờ là ông Đ.T.L.. Chẳng hiểu vì lý do gì ông giám đốc học chánh không chấp thuận và ngân khỏan ấy vì không dùng kịp thời nên đã được hòan trả lại cho Ngân sách quốc gia .

Tôi đến Phan Châu Trinh tiếng để thay thế thầy Hùynh Gi, một nhà giáo lão thành, bậc thầy của tôi, nhưng thật ra là để đìền vào một chỗ trống vì thầy Gi đã về hưu từ mấy tháng trước, không tới lui trường nửa. Cũng chẳng có một vị xử lý thường vụ chính thức . Mọi việc tôi phải dần dần tìm hiểu. Trong hàng ngũ giáo sư có nhiều vị có uy tín gắn bó với trường nhưng cũng có một số sẵn sàng ra đi vào miền Nam vì các vị này nghĩ rằng miền Trung chưa ổn định, Cũng có vị giảng dạy tùy tiện, tác oai tác phúc với học sinh . Chúng ta dùng thang điểm 10 trên 10 nhưng vị này đã cho học sinh 30 hay 40 điểm trên mười. Mười điểm để ghi vào sổ và số điểm còn lại dành cho nhũng lần sau .

May mắn là tình trạng chưa ổn định của trường chấm dứt mau chóng.  Những giáo chức muốn rời trường lần lượt được toại nguyện và vị giáo chức có tác phong phóng túng cũng được thuyên chuyển vào Nam. May mắn hơn số giáo sư bổ dụng đến lại đông hơn số ra đi. Trong vòng hai niên khóa trường đã có một đội ngũ giáo sư đầy đũ uy tín, có khả năng, nhiều nhiệt tình, phần đông lại còn rẩt trẻ . Chính  những giáo sư trẻ này cùng những giáo sư lão thành trước kia hòa hợp với phụ huynh học sinh đã hướng dẫn học sinh xây dựng nên cái phong cách đặc biệt của trường một thời, về sau thường được gọi là MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH.

Công lao của lớp giáo sư này mãi cho đến năm 1975 thật lớn lao đối với trường, Nếu không thể thay đổi tên trường Phan Châu Trinh thì cái tinh thần và phong cách đặc biệt của trường từ ban đầu cho đến 75 cũng không thể phủ nhận được. Sau 75 trường đã có một gian phòng gọi là Phòng Truyền Thống . Truyền thống gì khi trường chỉ họat động theo chế độ giáo dục xã hội chủ nghĩa chẳng bao lâu ?

Ở trên tôi có nói đến công của Phụ huynh học sinh  trường Phan Châu Trinh . Mà thật vậy, thiết nghĩ ít có hội phụ huynh học sinh nào gắn bó với trường như Hội Phụ huynh học sinh Phan Châu Trinh lúc bấy giờ . Hội cộng tác hòa hài với giáo chức và ban điều hành nhà trường, góp ý xây dựng, giúp đỡ trường về nhiều mặt : xây cất phòng ốc, yểm trợ học bổng, tiền để mua phần thưởng mỗi năm…Giáo dục của nhà trường không thể thiếu phần góp sức của phụ huynh, đó một nguyên tắc của giáo dục, Hội phụ huynh Phan Châu Trinh đã giúp đỡ cho nhà trường dễ dàng thực hiện nguyên tắc quan trọng này .Họat động của giáo sư, của phụ huynh và ban điều hành trường chỉ có ý nghĩa khi có thể trợ giúp học sinh tự mình phát trỉển những khả năng, những đức tính tôt đẹp của họ. Sự buồn vui của giáo chức, của phụ huynh do đó tùy thuộc vào thành công hay buồn vui của học sinh.

Đến bấy giờ tôi đã dạy qua nhiều trường và đã ở trong ngành cũng được mười năm nhưng chưa bao giờ làm công việc quản trị,. điều hành một trường đông học sinh như Phan Châu Trinh. Tôi thường lo lắng và suy nghĩ về nhiệm vụ mới của mình. Một điểm mà nhà giáo nào cũng biết là phải gần gũi và hiểu học sinh thì mới hướng dẫn họ đựợc. Thực hiện ý nghĩ này tôi đã nhận dạy Quốc văn ở hai lớp đệ tứ, hai lớp lớn nhất trong trường lúc bấy giờ, dù tôi không có trách nhiệm đứng lớp. Qua những giờ giảng dạy và những cơ hội tiếp xúc ngoài lớp học tôi đã hiểu biết rõ hơn những gì học sinh ước muốn. Cũng như bao nhiêu học sinh khác trên đất nước, họ muốn có những điều kiện học hành tốt, nhưng cơ hội để phát triển tài năng tiềm ẩn như thể thao, như văn nghệ …

Thật tội nghiệp cho tôi ! Suy nghĩ, lo lắng để tìm ra một sự thật đương nhiên .  Học sinh ở đâu mà chẳng thiết tha như thế ! Nhưng thật ra cũng có khác biệt. Khác biệt ở điểm những ước muốn trên biểu lộ rõ rệt, mạnh mẻ và chân thành ở học sinh Phan Châu Trinh. Tôi rất vui mừng khi thấy học sinh thi đua để làm “sơ-mi” (đứng đầu) một bài thi và thường xem những thành tích đạt được không chỉ là sự cố gắng riêng tư mà do sự hướng dẫn tốt đẹp của các giáo sư . Tôi xin kể thêm một ví dụ: Năm 1961 vì một sự hiểu lầm của Nha Trung học mà trường Phan Châu Trinh chưa được mở lớp Đệ Nhất . Học sinh Phan Châu Trinh phải vào Trần Quí Cáp (Hội An) hay ra Quốc Học (Huế) để học . Cuối năm Đệ Nhất sau lúc thi Tú Tài 2, những học sinh “đem chuông đi đánh trường người “ phần đông đã có kết qủa thật tuyệt vời và họ đã dành kết quả ấy cho nhà trường, Tuy học ở trường mới nhưng họ vẫn tự xem những kết quả ấy là của trường cũ. Tôi thật vui mừng khi nghe kể lại nhưng cũng ý thức rằng những thành tích ấy là do công lao không ít của các giáo sư nơi trường mới .

Về mặt thể thao văn nghệ anh chị em học sinh Phan châu Trinh cũng đã mang đến cho riêng tôi, cho các giáo sư, phụ huynh, cho tòan trường biết bao nhiêu niềm vui, buồn. Tòan thể học sinh, giáo chức và phụ huynh đã hồi hộp theo dõi diễn biến của các trận đấu bóng rỗ, bóng tròn với sinh viên Đại học Huế, học sinh Quốc học, hay các cầu thủ học sinh miền Trung .

Cũng không thể quên được những buổi cắm trại Lăng Cô, Mỹ Thị … Vui, thật vui đó nhưng niềm lo riêng tư về thành bại, về mặt pháp lý nếu có xảy ra chuyện gì không phải là ít . Nhớ lại giữa đêm khuya ở trại Mỹ Thị bỗng nghe tiếng sáo réo rắt vẳng lên từ một lạch nước sát bên trại .Ý nghĩ đầu tiên của tôi là có một đám người nào đó có ý đồ chẳng lành .Cần tìm cách đối phó, bảo vệ học sinh . Nhưng nhẹ nhõm khi biết tiếng sáo đó là tiếng sáo của một anh “Trương Chi” thổi tặng một “Mỵ Nương” nào đó trong trại .

Những vui buồn cùng học sinh, cùng với trường kể sao cho hết, không những đối với học sinh còn ở trong trường mà ngay cả đối với những học sinh đã rời trường để tiếp tục Đai Học hay các ngành sinh họat khác .  Hãnh diện cho trường là nhiều học sinh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc ở các Đại học trong nước hay nước ngoài hoặc ở những ngành họat động khác…

Nhưng rồi đến lúc chia tay . Cuối năm 1962, với những lý do cho đến nay vẫn mù mịt, tôi được lệnh thuyên chuyển làm hiệu trưởng ở một trường Đệ nhị cấp khác.và sau đó ở nhiều cương vị khác nhau trong giáo dục .Tưởng duyên nợ với trường Phan Châu Trinh như đã hết. Nhưng không, sau khi rời trường một só anh chị em cựu giáo sư cùng học sinh ở trong nước hay ở nước ngòai vẫn lui tới hay thư từ thăm viếng, kể lại những vui buồn và hãnh diện đã từng là học sinh Phan Châu Trinh.

Sau năm 75 cũng vậy, học sinh dù trong hòan cảnh mới vẫn nhớ tới trường . Đã có những cuộc họp Phan Châu Trinh tại Saigon với nguyên tắc không kể đến chính kiến . Những cuộc họp ấy tuy không thành công nhiều nhưng đã chứng tỏ thương trường, nhớ bạn vẫn ấp ủ trong lòng mỗi học sinh Phan Châu Trịnh. Dù cảnh ngộ đã khác. Hội Ái hữu Phan Châu Trinh trong nước, tại Saigon hình như nay cũng có nhiều họat đông nhớ về trường cũ, thầy cũ, bạn xưa  … Tôi đã biết những tin tức ấy qua các điện thư từ trong nước gửi ra .

Nhưng họat động của Hội ở nước ngoài, tại Mỹ  mới nhắc nhở tôi nhiều cái không khí “MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH” . Tôn trọng và phát huy chủ trương dân chủ của cụ Phan Châu Trinh là một họat động chủ yếu của hội . Kính Thầy Cô, trọng ban bè là một đặc trưng khác . Tham gia những buổi họp mặt của Hội, gặp lại học trò cũ bạn đồng nghiệp xưa tôi như đã sống lại ở một thời kỳ xa xuôi nhưng rất đẹp vì đầy tình thương yêu dưới mái trường.  

Nguyễn Đăng Ngọc

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive

 

 
thayHBSon
 
Thầy Hoàng Bích Sơn 
  
Tôi và Thầy Hoàng Bích Sơn gặp nhau là chuyện đương nhiên, lẽ thông thường của trời và đất và người. Chúng tôi đều say mê âm nhạc, tuy sở thích chuyên biệt khác nhau. Thầy Sơn chuyên nghiên cứu, lý luận; tôi chỉ thực hành, sáng tác. Nhưng trong số những bài viết của Thầy Sơn có một bài thật hay để nhớ đời. Đó là hành khúc Phan Châu Trinh.

Khi vừa được bổ nhiệm về trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, tôi được gặp gỡ với nhiều thầy cô đang dạy ở đây, trong đó có thầy Hoàng Bích Sơn. Tôi được giới thiệu ngay sáng tác này và “kết” ngay. Và tôi là người hát nhiều hơn (và hay hơn) thầy Sơn (xin lỗi thầy!). Tôi tập cho học sinh hát và điều khiển một lớp trình bày bài hát vào buổi chào cờ sáng thứ hai. Về sau tôi truyền lại cho học sinh Phú Chí Phát điều khiển và tôi đệm theo bằng kèn trompethe. Nghe và thấy cũng được lắm. Theo tôi, bài đoàn ca này rất hay, rất thích hợp, hội đủ các yếu tố cần thiết cho một bài đoàn ca. Bài hát là một nhắc nhở về tầm cỡ, tiếng tăm của nhân vật trường mang tên, nhịp điệu hành khúc đầy sức lôi cuốn hào hứng tạo hứng khởi, kiêu hãnh cho học sinh. Bài ca không quá ngắn, mang tính gượng gạo mà tròn đầy trước sau “Là học sinh Phan Châu Trinh ta quyết tiến bước theo chân người giữ vững nhân quyền…”. Bài ca đã thuyết phục được người nghe, truyền đạt được ý chí tự cường đến thanh niên nhiều thế hệ.
 Cho đến bây giờ, nhất là ở Sài Gòn, nơi tôi đang sinh sống, trong những buổi họp mặt, thầy cô và học sinh (cũ) trường Phan Châu Trinh đều say sưa hào hứng “Phan Châu Trinh người chiến sĩ quốc gia…”.

Tôi về trường Phan Châu Trinh năm 1961, lúc tôi mới 21 tuổi, mỗi khi đến Tết, tôi tham gia buổi văn nghệ tất niên của trường cùng với thầy giáo đa tài Trần Đình Hoàn, có bút danh Trần Nhất Hoan (mà có người đọc lại là Hoan – Nhất Trường!). Thầy Hoan tập cho ban đồng ca của trường một trường ca của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, tôi thì tập trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Ngoài ra tôi còn có màn độc tấu mandolin bài Espoirs Perdus (Hết hy vọng), rất được hoan nghênh, phần lớn do có loa đàn khuyết đại âm thanh do thầy Sơn giới thiệu và cho mượn. Thế mà sau khi được hoan hô, bước xuống sân khấu tôi đã quên cái “loa đầy ân sủng này”. Hôm sau, thầy Sơn gặp tôi tại hành lang, thầy cầm cái loa và nói: “Đàn xong rồi vứt loa đâu chẳng biết. Không có tôi là mất rồi nghe!”. Tôi giật mình và rối rít xin lỗi. Thầy Sơn vẫn cười.
Khi được giới thiệu với thầy Sơn, tôi liền có sẵn ý đồ: học thêm về Nhạc. Sau đó tôi ngỏ lời, và thầy Sơn nghiêm nhiên trở thành “sư phụ” của tôi. Tôi vẫn quan niệm trong nghệ thuật, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, của bậc đàn anh vẫn hay hơn, thiết thực hơn đường lối sách vở. Và sau đó, sư phụ đã tận tình chỉ vẻ tôi những cách thức, kỹ năng viết một ca khúc về nhiều loại.

Sau giải phóng, anh Sơn không đi dạy nữa và thành nghệ sĩ lang bait. Chế xà phòng, làm ray trồng sắn. Có lần tôi đã gặp anh Sơn đạp xe từ rẫy sắn về Đà Nẵng chở theo một bao sắn khoảng 8 đến 10 củ! Ít thôi mà chất lượng!  Anh Hoàng Bích Sơn là thế đấy, có tài, biết rộng, luôn tìm hiểu, nghiên cứu nhưng sống thầm lặng, dè chừng và thiết thực điều độ cho dù gặp phải điều không may trong cuộc đời. Chắc anh Hoàng Bích Sơn quan niệm cái gì rồi cũng thế, cũng chỉ là một giấc mơ – mơ vàng, mơ bạc hay mơ chì thì cũng vậy, tùy mức độ thụ hưởng của từng người – cũng như chiếc xe gắn máy của anh, trước sau chạy hay dừng chỉ một số mà thôi. Xe vẫn giữ nguyên số đó, départ bằng cách, người sử dụng đạp nổ, xe vọt lên, rồi cũng số đó chạy nhanh hay chậm “tùy tay ga”, và rồi cũng số đó, xe đứng lại khi người sử dụng nhấn thắng, hết chạy, dù xe Honda của thầy cũng có 4 số bình thường!

Tôi vẫn nhớ đến anh Sơn bằng mối “thâm tình” đó, chân tình và thầm lặng. Và chắc rằng anh Sơn nhớ đến tôi cũng bằng thâm tình đó – thầm lặng chân tình.

Tôn Thất Lan
Giáo sư Trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng (1961-1975)